- 16/11/2015 02:58:25
- Đã xem: 710
- Phản hồi: 0
Trong lâm nghiệp, tài nguyên đất được quản lý theo hệ thống đơn vị tiểu khu, khoảnh, lô. Mỗi lô có diện tích bình quân khoảng 15 ha. Mỗi khoảnh có khảng 10 lô. Mỗi lô rừng không những đồng nhất một trạng thái rừng theo hệ thống phân loại rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà còn đồng nhất về các yếu tố lập địa, như: loại đất, độ dày của đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ cao, độ dốc, nhiệt độ, lượng mưa, thảm thực bì. Chính sự đồng nhất về hiện trạng và các yếu tố lập địa mà lô rừng được chọn là đơn vị cơ bản để quy hoạch, quản lý, sử dụng tài nguyên đất lâm nghiệp (đất có rừng và không có rừng). Trong chi trả dịch vụ môi trường rừng, lô rừng cũng là đơn vị phân chia cuối cùng để xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho đối tượng thụ hưởng. Để đáp ứng được yêu cầu chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh được chính xác, khách quan, công bằng, kịp thời thì mỗi lô rừng còn được xác định bổ sung thêm nhiều thông tin nưa, như: mã lô, địa phương, chủ rừng, phương thức quản lý bảo vệ, đối tượng giao khoán rừng, mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng, nguồn gốc rừng, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, lưu vực, các hệ số K thành phần, hệ số K tích hợp, đơn vị sử dụng dịch vụ, tỷ lệ phí quản lý, hiệu quả bảo vệ rừng, giá chi trả bình quân, tiền chi trả, các giải pháp lâm học tác động vào rừng, khả năng cung ứng dịch vụ cho những năm tiếp theo. Kết quả thiết lập cơ sở dữ liệu chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước, bước đầu đã xác định được 76 thông tin cho mỗi lô rừng. Và trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 5000 nghìn lô rừng.