Kho vàng xanh" giữa đại ngàn Bù Gia Mập
admin
2016-09-06T22:25:15-04:00
2016-09-06T22:25:15-04:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Ba-o-ve-Pha-t-trie-n-ru-ng/Note-You-are-not-signed-in-as-admin-Session-Expired-Please-Re-Login-309.html
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2016_09/vuon-bgm2.jpg
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Thứ ba - 06/09/2016 22:18
Biên Phòng - Thuở xưa, khi những người S'Tiêng đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Bù Gia Mập (Bình Phước) đã gửi gắm vào những cánh rừng niềm hy vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con cháu muôn đời. Trải qua bao nắng mưa, thăng trầm của cuộc sống, "kho vàng xanh" của họ giờ đây vẫn đâm chồi, nẩy lộc, tươi tốt, mang lại cho thôn, buôn một màu xanh trù phú.
Không còn cảnh "chơi ú tim" trong rừngỞ vùng đại ngàn Bù Gia Mập, những năm trước đây, do trình độ dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn nên người S'Tiêng chỉ biết khai thác rừng để kiếm sống. Trải qua bao thế hệ, cuộc sống của người S'Tiêng vẫn quẩn quanh trong đói nghèo. Vì sao vậy? Thật dễ hiểu, ở vùng đệm giữa rừng già thuộc Vườn quốc gia Bù Gia Mập và địa bàn sinh sống của các thôn, buôn người S'Tiêng thuộc các xã Bù Gia Mập, Đắk Ơ (thuộc huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) và xã Quảng Trực (thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) lúc bấy giờ, đất canh tác để trồng lúa rất ít, nhiều thôn, buôn thường xuyên phải sống dựa vào nguồn trợ cấp của Nhà nước.Thiếu đất, thiếu lương thực, sức ép phá rừng làm rẫy hoặc tiếp tay cho lâm tặc phá rừng lấy gỗ ngày càng gia tăng. Kể từ khi Nhà nước có chủ trương giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, giúp họ tham gia vào quá trình xã hội hóa nghề rừng theo hướng bền vững. Người S'Tiêng không những không phá rừng làm rẫy, không khai thác lãng phí vốn rừng, mà còn quay trở lại trồng rừng, bảo vệ rừng theo các dự án của Nhà nước."Lúc đầu, do ý thức còn hạn chế, rừng trồng phát triển rất èo uột, nguyên nhân chủ yếu là do đồng bào chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ, trồng cây xong cứ phó mặc cho trời. Nhiều hộ sau khi trồng rừng thấy không mang lại thu nhập để lo cho cái ăn, cái mặc trước mắt đâm ra chán nản, quay lại kiểu sống tạm bợ, vợ chồng, con cái hằng ngày bìu ríu nhau vào rừng lấy củi, hái măng. Nhiều người tiếp tục bị bọn lâm tặc lợi dụng, mua chuộc..." - anh Điểu Lăng, ở thôn 5, xã Bù Gia Mập cho biết. Theo anh Lăng, thời gian đó, lực lượng Kiểm lâm ngày nào cũng phải tuần tra để đề phòng người dân phá rừng. Sau một thời gian dài được các ban, ngành chức năng địa phương tổ chức vận động, thuyết phục, thậm chí "cầm tay chỉ việc" cho đồng bào, mô hình giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý, hưởng lợi, mới bắt đầu được định hình rõ nét và lúc này, người S'Tiêng không còn phải chơi trò "ú tim" với lực lượng Kiểm lâm khi bước vào rừng.Lý giải câu chuyện của anh Điểu Lăng, ông Điểu Mung, Bí thư Chi bộ thôn 8, xã Bù Gia Mập cho biết thêm, thời điểm 2004 - 2005, do chủ trương giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các gia đình và cộng đồng mới được triển khai ở vùng đệm Bù Gia Mập, còn có nhiều điểm chưa hợp lý trong cơ chế hưởng lợi từ quản lý, bảo vệ và trồng rừng sản xuất. Hơn nữa, nhiều hộ dân từ lâu sống trong cảnh nghèo khó, cộng với trình độ dân trí thấp nên ý thức làm chủ đối với rừng của mỗi người dân chưa được định hình rõ. Trong khi đó, cơ quan chức năng địa phương chưa giúp người S'Tiêng khôi phục được những tập quán tốt đẹp trong sản xuất và đời sống."Nhưng đó là chuyện của ngày trước, bây giờ, người S'Tiêng ở Bù Gia Mập, Đắk Ơ, Quảng Trực đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng rừng nên hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Chỉ cần nêu một ví dụ là có thể thấy rõ điều này: Hằng năm, cộng đồng các thôn vùng đệm của Vườn quốc gia Bù Gia Mập được Trung ương hỗ trợ đến 40 triệu đồng để tu sửa nhà văn hóa, mua cây, con giống phát triển mô hình sản xuất tập thể. Mức thu nhập từ việc nhận khoán bảo vệ rừng cũng giúp các hộ dân ổn định cuộc sống. Điều này đồng nghĩa với việc rừng có thể phát triển một cách bền vững, để con chim, con thú ngày càng về nhiều hơn..." - ông Điểu Mung tự hào cho biết.Giã từ hai chữ "nghèo khó"Theo báo cáo của Vườn quốc gia Bù Gia Mập, đến nay, hầu hết diện tích trong số gần 26.000ha rừng thuộc Vườn quốc gia đã được giao cho 13 đầu mối nhận khoán bảo vệ, bao gồm 3 đơn vị BĐBP Bình Phước, 1 đơn vị BĐBP Đắk Nông và 6 cộng đồng làng, buôn ở 2 xã Bù Gia Mập, Đắk Ơ (Bình Phước), 3 cộng đồng làng buôn ở xã Quảng Trực (Đắk Nông) với hơn 300 hộ đồng bào dân tộc thiểu số S'Tiêng. Với mức thu nhập tăng thêm của mỗi hộ thuộc tổ cộng đồng bảo vệ rừng (ngoài các khoản từ khai thác hợp pháp rừng nhận khoán) vào khoảng 1,7-2,2 triệu đồng/tháng, bây giờ, người S'Tiêng gọi những cánh rừng của mình là "kho vàng xanh", nhờ nó mà đồng bào đã giã từ hai chữ "nghèo khó" của một thời chưa xa. /uploads/news/2016_09/anh-vuon-bgmap_1.jpg Description: rj8g_10bKhách du lịch quốc tế tham quan Vườn quốc gia Bù Gia Mập.Kể lại "đoạn trường" thay đổi từ một người chuyên phá rừng làm rẫy, thậm chí tiếp tay cho lâm tặc sang công việc bảo vệ rừng "chính hiệu", anh Điểu Chúc, ở thôn Bù Dốt chia sẻ, lúc đầu, thấy anh cùng nhiều người từng có "thành tích phá rừng" tham gia công việc nhận khoán, bảo vệ rừng, nhiều bà con tỏ ý nghi ngờ, không tin tưởng. Thậm chí, có người còn nói thẳng, nếu giao rừng vào tay những người như Điểu Chúc, chắc rừng sẽ biến thành... củi hết. Bỏ qua tất cả mọi dị nghị của bà con, ngày tháng qua đi, những cánh rừng do Điểu Chúc cùng anh em trong tổ giữ rừng cộng đồng thôn Bù Dốt có trách nhiệm bảo vệ ngày càng rậm rạp, xanh tốt."Vào đợt trực, hằng ngày, tụi mình thay nhau đi tuần để kiểm tra hiện trạng rừng, nếu phát hiện đối tượng khai thác trái phép thì báo ngay cho lực lượng Kiểm lâm để xử lý. Cái vui là hiện nay, ở vùng đệm Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, đa phần người dân đã nhận thức được việc chăm sóc, bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ nguồn thu nhập, quyền lợi của mình, cho nên không còn chuyện thấy lâm tặc phá rừng vẫn làm ngơ, không còn nghe theo lời kẻ xấu vào rừng đốn cây, bắn thú hay phá rừng làm rẫy nữa…" - Điểu Chúc tự hào khoe.Những điều mà Điểu Chúc chia sẻ quả là có nhiều ý nghĩa, khi bản thân anh và các cộng sự xác định rất tốt trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ rừng. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, chỉ riêng tổ cộng đồng thôn Bù Dốt với 20 thành viên đã nhận khoán, bảo vệ gần 1.880ha rừng thuộc Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Hằng ngày "ăn ngủ với rừng", tổ bảo vệ này hễ thấy người lạ có dấu hiệu bất minh vào rừng là lập tức báo ngay cho lực lượng Kiểm lâm để theo dõi, ngăn chặn. Sức mạnh của đội ngũ "dân quân rừng" này còn đáng nể hơn nhiều, nếu nhìn vào con số 9 cộng đồng thôn, buôn với hơn 300 hộ đồng bào dân tộc thiểu số S'Tiêng, cùng 4 đơn vị BĐBP đang hợp đồng quản lý, bảo vệ 26.000ha rừng.Đây chính là điều kiện vững chắc để các vụ vi phạm lâm luật trên địa phận của Vườn quốc gia Bù Gia Mập giảm xuống rõ rệt: "Trên 2.000 vụ mỗi năm trước đây, hiện nay giảm đến hơn 90%”. Đây là những con số mới nhất do cơ quan Kiểm lâm hai tỉnh Bình Phước và Đắk Nông cung cấp.