Vai trò của rừng bán ngập trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thứ năm - 29/09/2016 04:39
Trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện có nhiều nhà máy thủy điện lớn nhỏ với diện tích hồ chứa nước khác nhau như: thủy điện Thác Mơ, Đắk U, Bù Cà Mau, Đăk Glun, Cần Đơn, Srok Phu miêng,… và các hồ thủy lợi. Việc đắp các hồ đập thủy lợi, thủy điện làm gia tăng diện tích vùng đất bán ngập.
Theo ước tính của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước tổng diện tích đất bán ngập gần 2.000 ha. Những diện tích này hầu hết là đất trống hoặc cỏ xâm lấn. Vào thời điểm nước thủy điện, thủy lợi xuống thấp vào mùa khô, khi mưa đổ xuống, phần đất bán ngập bị rửa trôi, xói mòn bồi đắp các lòng hồ và dòng chảy. Công quản lý các hồ chứa đang đặt ra nhiều vấn đề như chống bồi lắng lòng hồ, hạn chế sự phát tán của các loài thực vật xâm hại. Nhằm phục hồi lại hệ sinh thái trên những vùng đất bán ngập chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sinh cho địa phương cây gáo nước, tràm thích hợp với rừng bán ngập, phát triển tốt, vốn đầu tư ít.Gáo, tràm sinh trưởng nhanh, sau 10 năm có thể cho khai thác gỗ. Gáo, tràm thuộc tầng gỗ cao hoặc tầng vượt tán, gỗ lớn nhanh ưa đất ẩm, có thể sinh trưởng được ở vùng bán ngập, ven sông suối. Sinh trưởng trong tự nhiên có thể cao tới 30-35m. Đây là hai loại cây chủ lực, có khả năng chống hạn và chịu ngập nước dài ngày. Khi cây tràm và cây gáo nước giáp tán, sẽ hạn chế được cây cỏ dại bùng phát sau khi nước rút (chủ yếu là cây mai dương, còn gọi là cây mắc cỡ Ma Vương) và chống được bồi lắng lòng hồ. Mặt khác, khi có rừng bán ngập phát triển sẽ ngăn chặn hiện tượng rửa trôi phù sa trên mặt đất những tháng hồ thủy điện tích nước. Rừng được khôi phục, hệ động vật có chim, thú có điều kiện phân bố, phát triển giữ nguồn nước cho các hồ thủy điện, chống rửa trôi đất, góp phần tạo ra nguồn thủy sản phát triển phong phú cho người dân địa phương khai thác.Nhận thấy tầm quan trọng của việc trồng rừng bán ngập, Hạt Kiểm lâm Bù Đốp đã mạnh dạn tham mưu cấp trên và thực hiện dự án trồng rừng bán ngập trên một số diện tích tại hồ Cần Đơn và ngày càng có hiệu quả. Từ năm 2012 đến nay, tại lòng hồ đất bàn ngập của thủy điện Cần Đơn, đơn vị đã trồng được 130 ha diện tích rừng, hầu hết là cây gáo nước, còn lại một số diện tích nhỏ là cây tràm..Thành công trong việc trồng rừng bán ngập ở lòng hồ Cần Đơn là cơ sở để nhân rộng mô hình rừng bán ngập, đồng thời có ý nghĩa lớn trong việc tận dụng quỹ đất bán ngập ở các lòng hồ thủy lợi, thủy điện đang còn bỏ hoang hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước…Vì vậy, dự án trồng rừng bán ngập tại các thủy điện, thủy lợi là việc làm thiết thực và cần được nhận rộng trong thời gian tới không chỉ tại hồ Cần Đơn./.

Tác giả: Thanh Thuỷ

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây