Cả nước thu hơn 6.510 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng
Ngọc Hân
2017-06-22T21:56:57-04:00
2017-06-22T21:56:57-04:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Ba-o-ve-Pha-t-trie-n-ru-ng/Ca-nuoc-thu-hon-6-510-ty-dong-tu-dich-vu-moi-truong-rung-336.html
/themes/qbvptr/images/no_image.gif
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Thứ năm - 22/06/2017 21:53
Trong 06 năm triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên cả nước, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng từ trung ương đến địa phương, đã huy động ủy thác nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011-2016 hơn 6.510 tỷ đồng, bình quân trên 1.200 tỷ đồng/năm từ các cơ sở, tổ chức sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên cả nước (trong đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Bình Phước thu hơn 90 tỷ đồng).
/uploads/news/2017_06/hinh-phat-trien-ben-vung_1.jpgÔng Nguyễn Bá Ngãi phát biểu tại “Hội nghị Phát triển dịch vụ môi trường rừng bền vững”Nguồn thu từ tiền dịch vụ môi trường rừng đã góp phần quản lý bảo vệ 5,8 triệu ha rừng, chiếm 42% tổng diện tích rừng toàn quốc, góp phần hỗ trợ cho chủ rừng có kinh phí quản lý bảo vệ rừng; hỗ trợ các công ty lâm nghiệp khi dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên và hỗ trợ kịp thời cho người dân miền núi bảo vệ rừng có điều kiện nâng cao đời sống trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang khó khăn. Nguồn tài chính này, đã góp phần hỗ trợ cho chủ rừng có kinh phí quản lý bảo vệ rừng. Các địa phương được phép sử dụng gần 385 tỷ để hỗ trợ các chủ rừng xây dựng các công trình lâm sinh phục vụ phát triển rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã triển khai 42 tỉnh, thành trên cả nước mang lại nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ rừng và phát triển rừng, diện tích rừng bị thiệt hại trong giai đoạn 2011 – 2015 giảm lần lượt là 32,9% và 58,2% so với giai đoạn 2006 – 2010.Công tác triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã từng bước lan tỏa, tạo ra nguồn tài chính mới, ổn định, bền vững cho bảo vệ phát triển rừng, gia tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người ở các vùng miền núi góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020./.