Tác động tích cực của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Thanh Thủy
2017-08-30T03:31:15-04:00
2017-08-30T03:31:15-04:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Ba-o-ve-Pha-t-trie-n-ru-ng/Tac-dong-tich-cuc-cua-chinh-sach-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-tren-dia-ban-tinh-Binh-Phuoc-338.html
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2017_08/song-be.jpg
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Thứ tư - 30/08/2017 03:28
Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã và đang tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tác động rất lớn làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân đối với công tác bảo vệ, phát triển rừng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng.
Theo đó, Bình Phước thuộc miền Đông Nam Bộ là đầu nguồn của các sông sông Sông Bé, Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn, Sông Mã Đà và là nơi cung cấp nguồn nước cho các thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phú Miêng, Đăk Glun, Bù Cà Mau và điều tiết nước cho hai hồ chứa nước lớn: hồ Dầu Tiếng, Phước Hòa là nơi cung cấp nước sạch cho các tỉnh, thành phố như: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An,…. Vì vậy, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái vùng đầu nguồn, đảm bảo cho các nhà máy thủy điện hoạt động an toàn, ổn định.Được triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2012 chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công tác bảo vệ 68 nghìn ha rừng đầu nguồn. Tính tới nay, tổng tiền thu từ thủy điện, nước sạch, du lịch hơn 94 tỷ đồng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã giải ngân cho các chủ rừng có hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng trong 5 năm hơn 69 tỷ đồng với tổng diện tích chi trả hơn 51 nghìn ha rừng. Với mức chi trả bình quân cho 1ha là 300.000 đồng/ha/năm thì thu nhập bình quân của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh được hơn 3,3 triệu đồng/1 hộ/năm. Nguồn thu này giúp người dân làm nghề rừng có thêm thu nhập, cải thiện đời sống, nâng cao ý thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng.Có thể nói, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân đã gắn cuộc sống của mình với rừng, tự giác hơn trong công tác bảo vệ rừng. Theo những hộ dân nhận khoán tại Bù Gia Mập: "Nhận số tiền từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng người dân ở đây rất phấn khởi, thường xuyên động viên các gia đình khác trong bản tích cực chăm sóc, bảo vệ diện tích đã được giao nhận...".Thông qua việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác bảo vệ rừng đã được các chủ rừng và các cộng đồng thôn, nhóm hộ thực hiện tốt hơn. Nhờ đó, tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể về số vụ và mức độ thiệt hại. Cụ thể, tình trạng phá rừng năm 2016 giảm đi nhiều, theo thống kê trên địa bàn xảy ra 4 vụ phá rừng thiệt hại 0,47 ha rừng so với cùng kì năm 2015 số vụ phá rừng giảm đi 08 vụ (04/12 vụ); công tác phòng chống chữa cháy rừng trong năm 2016 là chỉ xảy ra 7 vụ, diện tích cháy là 14,74ha.Bên cạnh những kết quả đạt được còn có những bất cập khi thực hiện chính sách như mức chi trả so với biến động thị trường là thấp. Chính vậy, để giải quyết bất cập đó, năm 2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định 147 sửa đổi một số điều trong Nghị định 99 tăng mức thu tiền dịch vụ môi trường rừng đối với thủy điện từ 20 đồng/kwh lên 36 đồng/kwh và đối với nước sạch là 40đồng/m3 lên 52 đồng/m3 được triển khai 1/1/2017. Tăng mức chi trả đối với các cơ sở thủy điện, cơ sở sản xuất nước sạch, góp phần gia tăng nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng. Qua đó, người dân bảo vệ rừng sẽ được hưởng số tiền dịch vụ môi trường rừng nhiều hơn, điều kiện cuộc sống đảm bảo hơn và khích lệ họ đóng góp công sức bảo vệ rừng.Có thể nói, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tạo ra một nguồn thu mới, ổn định lâu dài đối với người làm nghề rừng, góp phần bảo vệ rừng tốt hơn, thông qua việc thực thi chính sách, ý thức của người dân dần dần được nâng cao, đời sống người dân từng bước được cải thiện.