Hiệu quả kinh kế từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Nguyễn Tiên Phong - Truơng Thị Thu Thảo
2017-11-23T02:45:40-05:00
2017-11-23T02:45:40-05:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Ba-o-ve-Pha-t-trie-n-ru-ng/Hieu-qua-kinh-ke-tu-chinh-sach-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-352.html
/themes/qbvptr/images/no_image.gif
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Thứ năm - 23/11/2017 02:14
Việc thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Bình Phước đã và đang góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ rừng, nâng cao thu nhập người dân làm nghề rừng trong tỉnh.
Bắt đầu triển khai năm 2013, đến nay việc thực hiện chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Bình Phước đã và đang trở thành bước đột phá trong việc giải quyết nhiều vấn đề gắn với công tác nhiệm vụ phát triển rừng theo hướng bền vững. Không chỉ góp phần giảm thiểu suy thoái rừng mà còn góp phần nâng cao chất lượng rừng, làm tăng khả năng phòng hộ của rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái giảm thiểu biến đổi khí hậu; chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng còn giúp các chủ rừng và hộ nhận khoán rừng có thêm điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.Từ năm 2013 -2016 Bình Phước đã chi trên 45 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng cho 10 chủ rừng hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ 51 nghìn ha rừng với mức chi bình quân hàng năm 250.000 đồng/ha/năm. Ngoài ra, nguồn kinh phí này còn hỗ trợ các chủ rừng làm mới hoặc sửa chữa các công trình như hồ chứa nước, đường giao thông,... phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn của chủ rừng.Tình hình chi trả qua các năm /uploads/news/2017_11/untitled-6.pngTheo thống kê qua các năm, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2016 nguồn tiền chi trả tăng 190% so với năm 2015 do chi thêm tiền dịch vụ môi trường rừng của năm 2011, 2012. /uploads/news/2017_11/untitled_1.pngBiểu đồ qua các nămCó thể nói, ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, các đơn vị liên quan ở Bình Phước đã thực sự vào cuộc một cách tích cực. Từ công tác vận động, tuyên truyền đến tổ chức, điều hành quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng chống chữa cháy rừng đã dần được quan tâm thực hiện tốt hơn. Qua đó giúp giảm đáng kể tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh về cả số vụ và mức độ thiệt hại.Đó là những kết quả nổi bật trong thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng và hộ nhận khoán rừng từng bước được nâng cao. Người dân đã có ý thức hơn trong thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng trên cơ sở hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mình./.
Tác giả: Nguyễn Tiên Phong - Truơng Thị Thu Thảo