Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng mùa khô trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Thanh Thuỷ
2022-03-22T05:17:29-04:00
2022-03-22T05:17:29-04:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Ba-o-ve-Pha-t-trie-n-ru-ng/Tang-cuong-cong-tac-phong-chong-chay-rung-mua-kho-tren-dia-ban-tinh-Binh-Phuoc-428.html
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2022_03/a.jpg
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Thứ ba - 22/03/2022 05:17
Hiện nay, thời tiết đang vào cao điểm của mùa khô, nên nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh là rất cao. Để chủ động phòng ngừa và hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn các chủ rừng quản lý, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã kiểm tra công tác phòng chống cháy rừng tại các đơn vị chủ rừng được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Kết quả kiểm tra, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng mọi công việc cần thiết để ứng phó với các tình huống xấu nhất giai đoạn cao điểm của công tác PCCCR mùa khô năm 2022. Chủ động rà soát, tu sửa đường băng trắng cản lửa những khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng; phát đường băng cản lửa, vệ sinh, chăm sóc rừng trồng; đưa vật liệu dễ cháy ra khỏi phạm vi rừng; bố trí lực lượng, phương tiện, dụng cụ trực 24/24 tại các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy trong suốt mùa khô và ở các đường dẫn vào rừng để kiểm soát người dân rừng, thực hiện biện pháp đốt trước có kiểm soát thực bì làm giảm vật liệu cháy tại khu vực trọng điểm, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Ngoài ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, kèm theo gió khô hanh kéo dài thì nguyên nhân chủ quan dẫn đến các vụ cháy rừng là do tập quán canh tác của người dân. Không ít người dân sống chủ yếu dựa vào việc khai thác các sản phẩm từ rừng. Chính vì vậy, việc lấy củi khô, mật ong và hút thuốc lá, sử dụng lửa trong rừng vô tình đã dẫn đến các vụ cháy. Bên cạnh đó, việc xử lý thực bì của các chủ rừng, hộ gia đình, tổ chức cộng đồng chưa đúng quy trình cũng dẫn đến cháy rừng. Vì vậy, vấn đề quan trọng trong công tác phòng chống cháy rừng đó là đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân ý thức trong việc sử dụng lửa, đặc biệt trong thời kỳ thời tiết nhiệt độ cao, nắng nóng, khô hanh, gió thổi mạnh. Đồng thời, vận động nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đối các hộ gia đình sống gần rừng về việc nghiêm túc thực hiện các phương án PCCCR, có trách nhiệm tham gia trong công tác chữa cháy nếu có trường hợp cháy rừng xảy ra. Bên cạnh đó, ngoài việc chuẩn bị công tác phòng chống cháy rừng, các đơn vị chủ rừng còn phối hợp các lực lượng chức năng địa bàn cùng với sự chung tay của nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR sẽ hạn chế thấp nhất số vụ cũng như thiệt hại do cháy rừng gây ra.Một ví dụ điển hình, Ban quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập với có diện tích rừng tự nhiên 25,362 ha trong đó diện tích rừng tre nứa và hỗn giao tre nứa chiếm diện tích phần lớn, đặc điểm của loại rừng này là rất dễ cháy và nguy cơ cháy rộng, cháy lớn, địa hình đồi dốc cao, hiểm trở, khó khăn cho các lực lượng và phương tiện di chuyển, tiếp cận đám cháy để chữa cháy kịp thời. Vì vậy để đảm bảo công tác phòng chống cháy kịp thời, BQL VQG Bù Gia Mập tiến hành cày, phát đường băng trắng xung quanh các bưng, trảng cỏ, trên diện tích rừng, thực hiện tốt công tác kỹ thuật lâm sinh trong PCCCR, như: Vật liệu gây cháy, xây dựng chòi canh lửa, đập nước, dọn kênh, đường giao thông, đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc…., giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng tới tất cả cán bộ, nhân viên cũng như từng đơn vị trực thuộc để chủ động trong mọi tình huống, luôn có nhân viên kiểm lâm trực 24/24 giờ ở những khu vực nhạy cảm, dễ cháy. Ngoài ra, Ban Quản lý Vườn phối hợp với chính quyền địa phương giáp ranh chủ động trong mọi tình huống và sẵn sàng thực thi nhiệm vụ nếu có sự cố xảy ra. Trong đó, lực lượng kiểm lâm cơ động thường xuyên kiểm tra đột xuất các trạm, tổ, chốt bảo vệ rừng để nắm tình hình, có biện pháp xử lý. Đây là những giải pháp rất hiệu quả được BQL VQG Bù Gia Mập thực hiện hàng năm nhằm khống chế ngọn lửa khi có tình huống cháy xảy ra. Đồng thời, đặc biệt chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân gần khu vực rừng trong công tác phòng cháy rừng. Với sự quyết tâm cao độ trong công tác PCCCR mùa khô, hy vọng rừng các chủ rừng sẽ an toàn trong mùa khô năm nay.