Thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa Bình Phước
Thanh Thuỷ
2024-07-12T22:55:57-04:00
2024-07-12T22:55:57-04:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Ba-o-ve-Pha-t-trie-n-ru-ng/thu-c-hie-n-hie-u-qua-chinh-sach-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-tren-di-a-bi-nh-phuo-c-445.html
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2023_06/moitruongrung.jpg
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Thứ năm - 16/03/2023 04:06
Chính sách chi trả DVMTR triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2013, được xem là một trong những chính sách đột phá trong bảo vệ và phát triển rừng bởi chuyển hướng tiếp cận từ chỗ dựa hoàn toàn vào ngân sách sang huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách và xã hội hóa cho việc quản lý và bảo vệ, phát triển rừng bền vững.
Việc chi trả tiền DVMTR đã trực tiếp giúp nhiều chủ rừng trong tỉnh có kinh phí để triển khai công tác bảo vệ rừng; các chủ rừng và các hộ nhận khoán rừng có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Một trong những đơn vị thực hiện nhiệm vụ trên là Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) tỉnh. Bằng việc thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả DVMTR, cũng như chi tiền DVMTR đầy đủ, kịp thời cho các chủ rừng góp phần bảo vệ, phát triển và quản lý rừng tốt hơn. Cụ thể, theo kết quả thu tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2013 tổng nguồn thu DVMTR hơn 14 tỷ đồng, đến năm 2022 tổng thu tiền DVMTR hơn 55 tỷ đồng. Nguồn thu tiền dịch vụ tăng qua các năm vì vậy mức chi trả 1 ha rừng cũng tăng lên. Theo đó, mức chi trả năm 2013 mà Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng chi trả cho các chủ rừng hơn 200 nghìn đồng/ha rừng nhưng tới năm 2022 có khu vực được chi trả tiền DVMTR hơn 787 nghìn đồng/ha. Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tăng lên, bình quân thu nhập của người dân làm nghề rừng trên địa bàn tỉnh cũng tăng lên nhiều tạo niềm vui và phấn khởi cho người dân, qua đó tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ diện tích rừng tái sinh. Chính sách chi trả DVMTR đã đẩy mạnh công tác xã hội hoá nghề rừng, huy động các nguồn lực là các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát huy tối đa lợi thế của rừng. Nhờ vậy những năm gần đây tình trạng vi phạm về đất rừng, tài nguyên rừng giảm đi nhiều. Theo đó, trong năm 2022 tình trạng chặt phá rừng lấn chiếm rừng trái pháp luật trên địa bàn tỉnh chỉ xảy ra 15 vụ vi phạm pháp luật; ngăn chặn khai thác, vận chuyển mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật trong năm 2022 xảy ra 39 vi phạm giảm 11 vụ so với cùng kì năm 2021; đối với công tác phòng chống cháy rừng trong năm 2022 trên địa bản tỉnh không xảy ra tình trạng cháy rừng cũng như vi phạm về phòng chống cháy và chữa cháy rừng so với năm 2021 giảm 02 vụ,... Từ những kết quả thực tiễn đã minh chứng cho thấy, chính sách chi trả tiền DVMTR đã góp phần tạo công ăn, việc làm, cải thiện sinh kế, giúp người dân gắn bó với rừng, giảm tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh, từ đó tài nguyên rừng được bảo vệ, phát triển tốt hơn./.