Dự thảo thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Thanh Thuỷ
2017-10-31T21:53:02-04:00
2017-10-31T21:53:02-04:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Ba-o-ve-Pha-t-trie-n-ru-ng/Du-thao-thong-tu-huong-dan-quan-ly-va-su-dung-tien-dich-vu-moi-truong-rung-350.html
/themes/qbvptr/images/no_image.gif
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Thứ ba - 31/10/2017 21:51
Nhằm khắc phục những bất cập trong chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.Vừa qua, Bộ Tài chính vừa ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) thay thế thông tư 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC. Theo đó, Dự thảo Thông tư nêu rõ:
1. Việc sử dụng tiền đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam được trích tối đa 0,5 % tổng số tiền DVMTR thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy Quỹ. Mức trích cụ thể được lập trong kế hoạch thu, chi hàng năm của Quỹ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định. Đối với quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh được trích tối đa 10 % tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực nhận trong năm. Mức trích cụ thể được lập trong kế hoạch thu, chi hàng năm của Quỹ, trình UBND cấp tỉnh quyết định.2. Về cơ chế tài chính của Quỹ thực hiện theo cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành.3. Đối chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được sử dụng toàn bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng để quản lý bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống. Chủ rừng là tổ chức không khoán bảo vệ rừng hoặc khoán một phần diện tích, phần diện diện tích còn lại chủ rừng tự bảo vệ thì toàn bộ số tiền nhận được tương ứng với diện tích rừng tự bảo vệ được coi là nguồn thu của chủ rừng, được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính phù hợp đối với từng loại hình tổ chức. Trường hợp chủ rừng là tổ chức có khoán bảo vệ rừng, kinh phí quản lý được trích không quá 10 % tổng số tiền DVMTR chi trả cho diện tích rừng khoán bảo vệ để chi cho công tác quản lý các khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.4. Đối với các hạng mục được sử dụng tiền DVMTR như: các công trình lâm sinh, các công trình cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; các hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng; mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ phục vụ công tác bảo vệ rừng; lập hồ sơ, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, hội nghị; chi trả lương và các khoản có tính chất lương đối với các đối tượng không hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước và các hoạt động khác phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.5. Ngoài ra, một số quy định tại các Điều được viết lại cho rõ hơn và sát với thực tế (như quy định về quản lý sử dụng tiền DVMTR theo hình thức chi trả gián tiếp; quy định về thanh toán chi trả, báo cáo quyết toán tiền chi trả DVMTR,...)Thông tư này dự kiến có hiệu lực bắt đầu từ năm 2018./.