Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng
Thanh Thuỷ
2016-09-28T23:26:10-04:00
2016-09-28T23:26:10-04:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Ba-o-ve-Pha-t-trie-n-ru-ng/Cai-thien-sinh-ke-cua-nguoi-lam-nghe-rung-310.html
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2016_09/14463291_1104906096290414_3150298395336124041_n.jpg
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Thứ tư - 28/09/2016 23:26
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định 99 của Chính phủ được triển khai gần 4 năm, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Chính sách này không những tạo thêm nguồn lợi kinh tế cho người dân mà còn góp phần đẩy lùi tình trạng đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng, tăng độ che phủ của rừng.
Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là bước đột phá trong việc giải quyết nhiều vấn đề nhằm nâng cao chất lượng rừng, làm tăng khả năng phòng hộ của rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu, hạn chế hạn hán, lũ lụt, góp phần tạo thêm nguồn tài chính, thu nhập cho người làm nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.Hàng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Phước đã giải ngân hơn 16 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng hơn 53 nghìn ha rừng. Theo ước, bình quân 01 ha rừng năm 2015 là 250.000 đồng/ha/năm, bên cạnh nhà nước còn đầu tư cho chi phí khoán bảo vệ rừng là 100.000 đồng/ha/năm thì một hộ dân được nhận khoán bình quân 40 ha rừng sẽ nhận 14.000.000 đồng/năm/hộ. Đây là nguồn tài chính quan trọng kết hợp với nguồn vốn ngân sách góp phần đảm bảo nhu cầu công tác quản lý, bảo vệ rừng. Việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng về cơ bản đã có những tác động nhất định đến công tác quản lý và bảo vệ rừng trên phạm vi toàn tỉnh nói chung và ở lưu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng nói riêng. Qua đó, đã góp phần làm giảm số vụ xâm phạm, phá hoại rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép... Cụ thể, tình trạng phá rừng, cháy rừng giảm đáng kể, cụ thể năm 2015 trên địa bàn tỉnh xảy ra 12 vụ phá rừng giảm đáng kể so với cùng kì năm 2013 (giảm 36 vụ). Rừng đã tạo tiền đề cho người dân tiếp tục phát huy nguồn lợi từ rừng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo động lực vững chắc cho phát triển kinh tế, xã hội vùng, địa phương. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường đã đem lại hiệu quả thiết thực, tỷ lệ độ che phủ rừng ngày càng tăng, số vụ vi phạm về luật bảo vệ rừng và cháy rừng đã giảm đáng kể, theo đó đời sống của người dân được hưởng lợi từ rừng cũng ngày càng cao, có ý thức hơn trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; giờ đây những cánh rừng tự nhiên, rừng trồng luôn được bảo vệ và phát triển xanh tốt.