Tiềm năng dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước
TS. Trần Quốc Hoàn, ThS. Nguyễn Tiên Phong
2015-11-04T22:48:24-05:00
2015-11-04T22:48:24-05:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Ba-o-ve-Pha-t-trie-n-ru-ng/Tiem-nang-dich-vu-moi-truong-rung-tinh-Binh-Phuoc-286.html
/themes/qbvptr/images/no_image.gif
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Thứ tư - 04/11/2015 22:35
Bình Phước là tỉnh thuộc khu vực Miền Đông Nam, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc và Tây Bắc giáp Vương Quốc Cam Pu Chia, phía Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, có: (1) Tổng diện tích tự nhiên 687.154 ha. (2) Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. (3) Lượng mưa bình quân năm trên địa bàn tỉnh là 2337 mm, phân bố không đều giữa các vùng, biến động tăng dần từ 1900 - 2731 mm theo hướng từ Tây Nam sang Đông Bắc, trong đó 39,01 % diện tích tự nhiên của tỉnh có lượng mưa bình quân năm trên 2500 mm như Hình 01, 87,52 % lượng mưa phân bố trong mùa mưa, riêng tháng 9 có lượng mưa chiếm 17,5 % lượng mưa bình quân năm. (4) Địa hình tương đối đa dạng từ đồng bằng, đồi bát úp, núi thấp đến cao nguyên thấp, phân bố theo dạng bậc thềm, thoải dần từ Tây Bắc sang Đông Nam như Hình 02; độ cao bình quân 173,26 m, biến động từ 10 - 720 m, 15,12 % diện tích tự nhiên của tỉnh có độ cao trên 300 m; độ dốc bình quân 4,5o, biến động từ 1 - 65o, 45.266 ha đất có độ dốc trên 15o. (5) Hệ thống sông, suối, hồ đập phân bố tương đối đều trên địa bàn tỉnh, có hướng và tích lũy dòng chảy về lưu vực Sông Bé, lưu vực Sông Đồng Nai và lưu vực Sông Sài Gòn. (6) Những hệ sinh thái rừng còn nguyên sinh, tính đa dạng sinh học cao, cảnh quan đẹp để phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái. /uploads/news/2015_11/6.png Hình 01: Phân bố lượng mưatrung bình năm tỉnh Bình Phước Bình Phước là nơi định cư, sinh sống của hơn 922.889 nhân khẩu từ nhiều dân tộc khác nhau, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số như Xtiêng, Tày, Hoa, Khơ me, Mường, Nùng, Hmông, Chăm, Mnông... chiếm khoảng 17,9 % dân số của tỉnh. Những đồng bào dân tộc thiểu số này thường tập trung thành cộng đồng và sinh sống bằng nghề sản xuất nông lâm nghiệp ở vùng giáp ranh hoặc trên đất lâm nghiệp. /uploads/news/2015_11/2.png Hình 02: Địa hình tỉnh Bình Phước Theo số liệu diễn biến rừng năm 2014 của Chi cục Kiểm lâm thì tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 178.417,57 ha, trong đó: đất rừng đặc dụng là 31.397,78 ha, đất rừng phòng hộ là 44.544,71 ha, đất rừng sản xuất là 102.475,08 ha. Theo hiện trạng sử dụng đất, thì đất có rừng là 115.617,96 ha (gồm: 58.263,41 ha rừng tự nhiên với nhiều loại hiện trạng khác nhau, biến động từ rừng nghèo kiệt bị tác động mạnh đến rừng giàu, nguyên sinh), 57.354,55 ha rừng trồng, 61.546,06 ha đất chưa có rừng như Biểu đồ 01. Trong đất lâm nghiệp, diện tích đất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. /uploads/news/2015_11/3.png 178.417,57 ha đất lâm nghiệp chủ yếu được giao, cho thuê với các chủ rừng là vườn quốc gia, khu di tích, các nông lâm trường trực thuộc công ty nhà nước, ban quản lý rừng, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học lâm nghiệp....Với diện tích, hiện trạng, quy hoạch và được giao, cho thuê như nêu trên thì rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước có khả năng cung ứng được cả 5 loại dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị đinh số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ. Theo Kế hoạch thu, chi tiền DVMTR năm 2015, thì hiện tại đã xác định được 9 đơn vị chủ rừng đủ điều kiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng (gồm: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Ban QLRPH Bù Gia Phúc, Hạt Kiểm lâm thị xã Phước Long, Công ty TNHH MTC Cao su Sông Bé, Công ty TNHH MTV Cao su Phước Long, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, Trung tâm Ứng dụng khoa học lâm nghiệp Nam bộ). Các chủ rừng và các cơ quản lý nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp có đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngành lâm nghiệp đủ năng lực để thực hiện việc chi trả DVMTR. Cũng theo Kế hoạch thu,chi tiền DVMTR năm 2015, thì đã xác định được 19 đơn vị sử dụng DVMTR của tỉnh, gồm: 7 cơ sở sản xuất thủy điện (trong đó 5 cơ sở do Quỹ Trung ương điều tiết). 10 cơ sở sản xuất nước sạch (trong đó 7 cơ sở do Quỹ Trung ương điều tiết). 2 tổ chức kinh doanh du lịch. Tính đến tháng 8/2015, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh đã thu được 68,87 tỷ đồng tiền ủy thác chi trả DVMTR từ các cơ sở, tổ chức sử dụng DVMTR của tỉnh, kết quả thu hàng năm đạt từ 100 - 142 % so với kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Từ những đặc điểm tiềm năng nêu trên, có thể thấy việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước có những thuận lợi, như: (1) Toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh phân bố trên ba lưu vực lớn là lưu vực Sông Bé, lưu vực Sông Đồng Nai và lưu vực Sông Sài Gòn. Đây là những lưu vực có tiềm năng cho sản xuất thủy điện, nước sản xuất và nước sinh hoạt ở khu vực miền Đông Nam Bộ. (2) Phần lớn diện tích rừng phân bố ở những khu vực phát huy được giá trị DVMTR, đặc biệt là điều tiết và duy trì nguồn nước. (3) Rừng trên địa bàn tỉnh có khả năng cung ứng cả 5 loại DVMTR theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP. (4) Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp đủ khả năng triển khai tốt chính sách chi trả DVMTR. (5) Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cả về số lượng và chất lượng rừng. (6) Có số lượng cơ sở, tổ chức sử dụng DVMTR của tỉnh tương đối nhiều. (7) Góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi này thì cũng còn một số hạn chế, như: (1) Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 178.417,57 ha (chiếm 25,96 % diện tích tự nhiên của tỉnh) là không nhiều so với một số tỉnh có chung lưu vực chi trả DVMTR. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa có rừng là 61.546,06 ha (chiếm 34,5 % diện tích đất lâm nghiệp). Vì vậy, cần phải phát triển những mô hình rừng trồng đa mục đích bền vững, phù hợp với điều kiện của địa phương, có đủ điều kiện cung ứng DVMTR trên diện tích đất chưa có rừng. (2) Giá chi trả DVMTR đang áp dụng một mức giá chung cho toàn tỉnh, chưa phản ánh đúng chất lượng dịch vụ của mỗi lô rừng, chưa công bằng. Vì vậy, cần tính toán cụ thể giá chi trả cho mỗi lô rừng theo lưu vực và theo đơn vị sử dụng DVMTR. Từ những phân tích tiềm năng nêu trên, hy vọng sẽ góp phần xây dựng kế hoạch phát triển DVMTR ở địa phương.
Tác giả: TS. Trần Quốc Hoàn, ThS. Nguyễn Tiên Phong