Hướng đầu tư bảo vệ phát triển rừng đặc dụng
Vũ Đình Trúc - CCKL
2015-07-14T22:49:17-04:00
2015-07-14T22:49:17-04:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Ba-o-ve-Pha-t-trie-n-ru-ng/Huong-dau-tu-bao-ve-phat-trien-rung-dac-dung-251.html
/themes/qbvptr/images/no_image.gif
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Thứ ba - 14/07/2015 22:49
Hệ thống rừng đặc dụng (RĐD) của nước ta đã được hình thành và phát triển gần 50 năm qua. Hiện tổng diện tích đất RĐD Việt Nam xấp xỉ 2,2 triệu ha với 164 khu, gồm 30 vườn quốc gia (VQG), 58 khu dự trữ thiên nhiên, 10 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 46 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu rừng nghiên cứu khoa học. Ở tình Bình phước có 02 khu : VQG Bù gia Mập và Khu di tích lịch sử - văn hóa - môi trường núi Bà Rá thuộc tỉnh quản lý.
http://kiemlam.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2014_02/rungxanh_1.jpg Rừng xanh VQG Bù Gia Mập Rừng xanh VQG Bù Gia MậpThời gian qua nhà nước đã có những chính sách đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ RĐD, cho thuê rừng, khuyến khích tổ chức loại hình du lịch sinh thái nhằm tạo thêm nguồn thu, bù đắp chi phí, tăng thu nhập cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, các chính sách đầu tư hiện vẫn còn bất cập và thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu phức tạp của công tác quản lý bảo vệ RĐD, bao gồm cả công tác bảo tồn và giám sát đa dạng sinh học đồng thời chưa góp phần tạo nguồn tài chính ổn định và bền vững cho bảo tồn thiên nhiên của hệ thống VQG và khu Bảo tồn thiên nhiên. (VQG/KBT)Thực trạng về đầu tư hiện nay cho công tác quản lý bảo vệ RĐD chủ yếu là nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước khảng 80 - 90%, bên cạnh đó có thêm một số các nguồn vốn hỗ trợ thông qua các dự án tài trợ của nước ngoài, các quỹ ủy thác hoặc nguồn thu từ dịch vụ du lịch, xử lý vi phạm.Ngân sách đầu tư cho các khu rừng đặc dụng VQG/KBT thường được cân đối và phân bổ trực tiếp hàng năm từ Trung ương hoặc tỉnh, tuy nhiên phần kinh phí này chỉ đáp ứng cho chi phí hoạt động của bộ máy quản lý hoặc nếu có đầu tư thì chủ yếu phục vụ công tác xây dựng cơ bản. Nhìn chung, nguồn kinh phí dành cho bảo tồn còn rất hạn chế và chưa được chú ý. Tài chính không ổn định và thiếu hụt đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý trong bối cảnh sức ép của nạn phá rừng càng ngày càng gia tăng.Với hệ thống quản lý được phân cấp như hiện nay, việc phân bổ ngân sách cho các VQG/KBT trực thuộc Bộ NN&PTNT và các VQG/KBT trực thuộc tỉnh có sự khác biệt rất lớn. Các khu RĐD do tỉnh quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn, dự án do hạn chế về năng lực, khả năng tiếp cận các cơ hội đầu tư, hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhiều khu rừng đặc dụng VQG/KBT cấp tỉnh cũng không chủ động được việc hoạch định kế hoạch tài chính hàng năm do phải phụ thuộc vào khả năng cân đối ngân sách của tỉnh.Hoạt động du lích sinh thái (DLST) trong các VQG/KBT đang được khuyến khích với mục tiêu tăng thêm nguồn thu, bù đắp cho kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nguồn thu có tiềm năng này hiện nay còn rất thấp, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ có nơi chỉ lấy thu bù chi chứ chưa có lãi để đầu tư cho các hoạt động bảo tồn khác.Về vốn đầu tư nước ngoài, không phải VQG/KBT nào cũng có điều kiện xin hoặc được ưu tiên phân bổ nguồn vốn từ các dự án tài trợ của nước ngoài. Tất cả các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT đều được thụ hưởng lợi ích từ các dự án đầu tư nước ngoài ở nhiều mức độ khác nhau, trung bình những dự án có độ dài 3-5 năm. Các VQG/KBT trực thuộc tỉnh nhận được tài trợ nước ngoài là rất thấp nhất là các VQG/KBT có quy mô nhỏ dưới 15.000 ha. Gần đây Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam (VCF) là một cơ chế tài chính ủy thác từ nguồn viện trợ nước ngoài cũng đã cung cấp cho nhiều VQG/KBT các khoản tài trợ nhỏ nhằm hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để duy trì và củng cố công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên ở địa phương các tỉnh.Về sử dụng nguồn kinh phí đầu tư, các VQG/KBT đã sử dụng tới 90% để duy trì hoạt động của bộ máy quản lý. Các kinh phí cần thiết cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế. Dễ nhận thấy các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài thường chú trọng nhiều đến các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng, nâng cao nhận thức..., trong khi đó các dự án có vốn ngân sách nhà nước thường chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng, trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng... Nếu được tiếp cận vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau thì các VQG/KBT có thể sẽ bảo đảm nguồn tài chính cho tất cả các hoạt động của mình, nhưng đáng tiếc rất ít VQG/KBT tỉnh quản lý có được điều này.Vì vậy để khắc phục các tồn tại, hạn chế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, huớng dẫn các chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng có thể khai thác, tiếp nhận nguồn chi trả từ các doanh nghiệp thủy điện, cung cấp nước sạch và du lịch sinh thái thông qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (trung ương hoặc địa phương).Tiếp theo đó Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 117/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng mở đường cho việc huy động, xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư từng bước tạo lập tính ổn định, bền vững về tài chính cho các VQG/KBT. Theo Nghị định, Ban quản lý rừng đặc dụng là đơn vị sự nghiệp có thu được đầu tư bảo đảm hoạt động từ ngân sách nhà nước (Trung ương hoặc địa phương), được tiếp nhận hỗ trợ tài chính của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và khai thác nguồn thu từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng nhận từ Qũy bảo vệ và phát triển rừng .Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Quy hoạch và thực hiện quy hoạch Bảo tồn&phát triển hệ thống RĐD đến năm 2020 từ cấp Trung ương đến địa phương nhằm đầu tư tập trung, đúng nơi, đúng mục đích.Đây cũng chính là những điều kiện cơ bản mà VQG Bù gia Mập, Khi di tích lịch sử- văn hóa- môi trường núi Bà Rá vận dụng các nguồn vốn đầu tư để quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn các giá trị cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học ổn định, bền vững.
Tác giả: Vũ Đình Trúc - CCKL