CƠ SỞ DỮ LIỆU CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Thứ hai - 16/11/2015 03:08
Chính sách chi trả chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được thực hiện trên nguyên tắc công bằng, công khai rộng rãi, minh bạch, kịp thời, có tính thống nhất trong ngành Lâm nghiệp ở địa phương và trên phạm vi toàn quốc, chi đúng đối tượng thụ hưởng, đúng số lượng và chất lượng rừng, đúng nguồn ủy thác, đúng hạng mục, đúng thẩm quyền, đúng quy chế quản lý tài chính, có hiệu quả. Để thực hiện việc chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh theo những nguyên tắc này thì nhất thiết phải thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, trong đó quan trọng nhất là bản đồ chi trả DVMTR dạng kỹ thuật số, vì:
(1) Bản đồ chi trả DVMTR phân lập được các lô rừng, là đơn vị cơ sở để xác định giá và tiền chi trả DVMTR. (2) Mỗi lô rừng trên địa bàn tỉnh phải có đủ thông tin cần thiết để tính toán chi trả DVMTR. Những thông tin đó chính là những thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi lô rừng, như: hiện trạng rừng, nguồn gốc rừng, quy hoạch ba loại rừng, độ cao, độ dốc, khoảng cách tới trung tâm xã, địa giới hành chính (huyện, xã), chủ rừng, tiểu khu, khoảnh, lô, đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng (cộng đồng, hộ gia đình, đồng bào dân tộc thiểu số, người kinh), kết quả quản lý bảo vệ rừng, lưu vực, cơ sở sử dụng dịch vụ, loại dịch vụ, tiền ủy thác, trích quỹ dự phòng, bản đồ lô rừng, diên tích lô rừng, các hệ số K thành phần, hệ số K tích hợp, giá chi trả bình quân cho mỗi ha rừng, giá và tiền chi trả cho mỗi lô rừng....Những thông tin này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, khi có sự thay đổi về thông tin này sẽ kéo theo sự thay đổi về thông tin khác. Sẽ rất thuận lợi khi kiến tạo và quản lý những thông tin này bằng bản đồ chi trả DVMTR với hệ thống thôn tin địa lý. (3) Bên cạnh sự phong phú về loại thông tin, mối quan hệ giữa các thông tin là có số lượng lớn các lô rừng trên địa bàn tỉnh, nhưng tất cả các lô rừng cần được đặt trong một hệ thống chung nên đã làm cho bản đồ chi trả DVMTR có dung lượng lớn. Hệ thống thông tin địa lý cho phép quản lý, khai thác, sử dụng thuận lợi, có hiệu quả bản đồ này. (4) Quản lý tài nguyên rừng bằng bản đồ là phương pháp quản lý có hiệu quả cao. Vì nó không những trực quan, dễ tiếp cập mà còn thuận lợi cho việc quản lý các lô rừng theo đặc tính của nó. (5) Thông tin chi trả DVMTR thường có sự biến động, cần được cập nhật hàng năm một cách chính xác, kịp thời, đồng bộ từ: ảnh vệ tinh, bản đồ diễn biến rừng, số liệu thực tế từ các đơn vị chủ rừng. Nội dung này cũng chỉ có thể thực hiện hiệu quả nhất bằng bản đồ chi trả DVMTR với hệ thống thông tin địa lý và những công nghệ không gian địa lý khác. (6) Cở sở dữ liệu chi trả DVMTR phải được công khai rộng rải, kết nối với nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu khác ở địa phương và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong bản đồ chi trả DVMTR có hợp phần dữ liệu không gian và hợp phần dữ liệu thuộc tính. Hợp phần dữ liệu thuộc tính này có thể chuyển đổi sang nhiều dạng khác nhau, nên rất thuận lợi cho việc kết nối, khai thác sử dụng bằng những công nghệ khác nhau. (7) Hiện tại, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh chưa có bản đồ chi trả DVMTR. Số liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2013 và năm 2014 được tổng hợp từ các đơn vị chủ rừng. Tỷ lệ giữa diện tích quy đổi với diện tích tự nhiên của rừng ở các đơn vị chủ rừng biến động từ 0,8 đến 0.97, chỉ Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và Vườn Quốc gia Cát Tiên có tỷ lệ này lớn hơn 0,9 như Hình 01. Trong khi đó, Tại Quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 22/10/2013, UBND tỉnh Bình Phước đã quy định áp dụng giá trị các hệ số K thành phần về: nguồn gốc, hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp biến động từ 0.9 đến 1. Riêng hệ số K về mức độ khó khăn đối với công tác bảo vệ rừng lấy giá trị bằng 1. Như vậy, cần xem xét thêm phương pháp áp dụng hệ sô K theo Quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 22/10/2013 của UBND tỉnh để xây dựng cơ sở dữ liệu chi trả DVMTR ở các đơn vị chủ rừng. Cũng xuất phát từ sự cần thiết phải thiết lập cơ sở dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng và việc áp dụng giá trị các hệ số K thành phần như nêu trên mà UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chủ trì thực hiện đề tài "Nghiên cứu thiết lập cơ sở dữ liệu và tự động hóa chi trả dịch vụ môi trường rừng" (Công văn số 4106/UBND-KTN ngày 02/12/2014 và Công văn số 1933/SNN-VP ngày 16/12/2014). Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thôn đã lập hồ sơ dự tuyển và đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tuyển chọn thực hiện nghiên cứu này vào ngày 04/8/2015. Tuy nhiên đến nay (22/10/2015), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng vẫn chưa triển khai thực hiện được vì phải nhận được biên bản của Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh để tiếp tục triển khai các bước tiếp theo. Từ những nội dung nêu trên, cho thấy: (1) Sự cần thiết phải thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chi trả DVMTR mà đặc biệt là bản đồ chi trả DVMTR là khách quan. (2) UBND tỉnh đã quyết định phải áp dụng giá trị các hệ số K để làm cơ sở cho việc xác định giá và tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh. (3) Cần xem xét thêm phương pháp áp dụng giá trị hệ số K ở các đơn vị chủ rừng. (4) Các cơ quan có liên quan sớm hoàn tất những thủ tục hành chính để Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng triển khai nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu thiết lập cơ sở dữ liệu chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh theo đúng kế hoạch.

Tác giả: TS. Trần Quốc Hoàn - PGĐ. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây