Hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước
Thanh Thủy
2016-01-06T20:22:15-05:00
2016-01-06T20:22:15-05:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Tin-tuc-hoat-dong/Hie-u-qua-thu-c-hie-n-chi-nh-sa-ch-chi-tra-di-ch-vu-moi-truo-ng-ru-ng-ti-nh-Bi-nh-Phuo-c-220.html
/themes/qbvptr/images/no_image.gif
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Chủ nhật - 07/06/2015 23:39
Sau 3 năm triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả khích lệ, tạo ra sự chuyển biến tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc quản lý bảo vệ rừng, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng.
Đặc thù của tỉnh Bình Phước, hiện có 14 đơn vị chủ rừng là tổ chức nhà nước có cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) với diện tích rừng cung ứng là 53.003 ha. Năm 2013 là năm đầu tiên tỉnh tổ chức thực hiện chính sách này, đến nay đã thu hơn 63tỷ đồng từ 14 đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng của tỉnh. Từ kết quả thu trên, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đã tham mưu Hội đồng Quản lý Quỹ đề xuất UBND tỉnh giải quyết chi hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng cho 9 đơn vị chủ rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Qua kiểm tra hiệu quả sử dụng tiền, các khu rừng có cung cấp DVMTR trên địa bàn tỉnh được quản lý bảo vệ tốt, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép giảm hẳn, cụ thể: Năm 2014, trên địa bàn tỉnh xảy ra 4 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị thiệt hại là 1,62 ha; phá rừng 7 vụ với diện tích rừng bị thiệt hại là 2,42 ha. So cùng kỳ năm 2013, số vụ cháy rừng giảm 14 vụ, diện tích bị thiệt hại giảm 91,502 ha; số vụ phá rừng giảm 41 vụ, diện tích rừng bị thiệt hại giảm 15,59 ha. Điển hình VQG Bù Gia Mập, với diện tích rừng tự nhiên 24.855 ha, nhờ triển khai kịp thời chính sách này nên đã thực hiện có hiệu quả việc tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền bảo vệ rừng theo định kỳ nên rừng ít bị tác động. Để bảo vệ rừng hiệu quả, VQG Bù Gia Mập đã tổ chức giao khoán cho 13 cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của Vườn, mỗi cộng đồng từ 20-25 hộ, với mức chi trả từ chính sách là 230.000 đồng/ha/năm tạo nguồn thu nhập bình quân mỗi hộ là 7,2 triệu đồng/hộ/năm. Đây là nguồn thu nhập đáng kể và rất có ý nghĩa đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc ở vùng sâu nhằm cải thiện đời sống.Việc tổ chức giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ cá nhân, cộng đồng dân cư là mô hình phát huy hiệu quả, thực hiện tốt bảo vệ tài nguyên rừng. Việc triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã mang lại kết quả thiết thực. Trước hết, ý thức và trách nhiệm của người dân trên địa bàn tỉnh đối với công tác quản lý bảo vệ rừng được nâng cao; ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội ở địa phương được tăng cường, đặc biệt cải thiện đáng kể sinh kế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, ổn định đời sống của người làm nghề rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước./.