CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TRA CỨU ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
TS Trần Quốc Hoàn - PGĐ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
2016-05-27T01:52:12-04:00
2016-05-27T01:52:12-04:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Tin-tuc-hoat-dong/CO-SO-DU-LIEU-VA-PHAT-TRIEN-UNG-DUNG-TRA-CUU-DAC-DIEM-THO-NHUONG-TINH-BINH-PHUOC-295.html
/themes/qbvptr/images/no_image.gif
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Thứ sáu - 27/05/2016 01:43
Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, gắn liền với sản xuất nông lâm nghiệp, là một trong những tiền đề căn bản để phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương, là nguồn tài nguyên thiên nhiên được hình thành và phát triển dưới tác động của các yếu tố: đá mẹ, mẫu chất, khí hậu, sinh vật và thời gian. Nhưng nguồn tài nguyên này cũng có sự biến đổi liên tục bởi sự biến đổi của khí hậu và những tác động của con người trong hoạt động sản xuất. Sự biến đổi này có thể theo chiều hướng phát triển hoặc theo chiều hướng suy thoái. Trong thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp thì phần lớn tài nguyên đất đã và đang diễn ra theo chiều hướng suy thoái, nên tiềm năng sản xuất của đất cũng có xu hướng giảm dần. Để phát triển bền vững sản xuất nông lâm nghiệp góp phần phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của tỉnh thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm, liên tục của ngàng nông nghiệp là bảo vệ, cải thiện được tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất. Mà để bảo vệ, cải thiện được tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất thì trước hết phải nắm rõ được số lượng, đặc điểm và chất lượng của mỗi loại đất của tỉnh một cách có hệ thống. Hay nói cách khác là phải có và khai thác sử dụng thuận lợi cơ sỡ dữ liệu về thổ nhưỡng của tỉnh. Mặt khác, khai thác ứng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả sản xuất theo định hướng chung của cả nước đã được ngành nông nghiệp xác định là nhiệm vụ có tính chiến lược. Mặc dù hiện nay, tỉnh đã có số liệu về thổ nhưỡng tương đối phong phú, nhưng còn phân tán, chưa hệ thống, chưa được khai thác sử dụng phổ biến, nên khai thác sử dụng tài nguyên đất vẫn còn những hạn chế nhất định. Để góp phần bảo vệ, phát triễn bền vững tài nguyên đất phục vụ cho chiến lược phát triễn bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh, nghiên cứu này đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng và phát triển ứng dụng tra cứu đặc điểm thổ nhưỡng tỉnh Bình Phước, với những mục tiêu cụ thể: (1) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng tỉnh Bình Phước. (2) Nhúng được Mapinfor và MapBasic vào môi trường Microsoft Visual c# Professional 2010. (3) Tạo được công cụ bằng MapBasic để tự động truy xuất và chồng xếp các lơp bản đồ trong Mapinfo đã nhúng trong C#. (4) Tự động tổng hợp được các loại đất cho mỗi huyện trên toàn tỉnh. (5) Tự động vẽ biểu đồ phân bố diện tích tự nhiên của mỗi huyện và diện tích các loại đất của mỗi huyện trên toàn tỉnh. (6) Tra cứu dữ liệu, gồm: Ảnh và đặc điểm mô tả mỗi phẩu diện; đặc điểm chung của mỗi loại đất; bảng tổng hợp tính chất lý hóa của mỗi loại đất. (7) Kết nối và hiễn thị cảnh quan khu vực tra cứu thổ nhưỡng trên Google Earth. Để đáp ứng được những mục tiêu nêu trên, thì phải xây dựng được hê thống cơ sở dữ liệu và phát triển được Ứng dụng tra cứu đặc điểm thổ nhưỡng của tỉnh. 1. Cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng: Nghiên cứu này đã chuẩn hóa, tổng hợp, biên tập được những dữ liệu thổ nhưỡng tỉnh Bình Phước, gồm: (1) Bản đồ đất tỉnh Bình Phước với hệ tọa đô VN2000 múi chiếu 3o, trong đó phân định được 882 thửa đất của 11 loại đất theo ranh giới của các huyện, thị. (2) Bản đồ phân bố phẩu diện với hệ tọa độ VN2000 múi chiếu 3o, trong đó có của 443 phẩu diện. Giá trị thuộc tính của mỗi phẩu diện được gắn với đường dẫn chứa file ảnh hình thái và bảng mô tả phẩu diện đó. (3) Hệ thống ảnh hình thái và bảng mô tả phẩu diện có 432 ảnh hình thái và 443 bảng mô tả phẩu diện được biên tập thành 443 file ảnh và 443 file văn bản. (4) Tính chất thổ nhưỡng của mỗi loại đất được biên tập thành một file văn bản, theo đó có 11 file văn bản mô tả tính chất thổ nhưỡng của 11 loại đất. (4) Bảng tổng hợp một số tính chất lý hóa cơ bản của của 11 loại đất. (5) Nghiên cứu này cũng đã tạo ra 2 file có định dạng .KLM để xuất lớp bản đồ ranh giới tỉnh Bình Phước và Bản đồ phân bố phẩu diện lên Google Earth. 2. Chức năng của Ứng dụng: Một số chức năng cơ bản của ứng dụng này, gồm: - Công cụ truy xuất bảng đồ đất: "Công cụ truy xuất bản đồ đất" được viết bằng MapBasic 10.5. Khi khởi động thì Công cụ truy xuất bản đồ sẽ trở thành menu "Tho nhuong Binh Phuoc" trên thanh menu chính của Mapinfo như Hình 01. /uploads/news/2016_05/image004.jpg Hình 01: Công cụ và truy xuất Bản đồ đất, Bản đồ phân bố phẩu diện đất tỉnh Bình Phước - Truy xuất bản đồ đất và bản đồ phân bố phẩu diện đất: Khi chọn chức năng Truy xuất bản đồ thì Ứng dụng sẽ tự động nhúng Công cụ truy xuất bản đồ đất và Mapinfo vào Ứng dụng. Đồng thời, ứng dụng sẽ truy xuất Bản đồ đất và Bản đồ phân bố phẩu diện đất tỉnh Bình Phước như Hình 01. /uploads/news/2016_05/image005.png Hình 02: Tra cứu đặc điểm thổ nhưỡng theo phẩu diện - Tra cứu đặc điểm thổ nhưỡng theo phẩu diện: Khi chọn phẩu diện cần tra cứu thì Ứng dụng sẽ xuất hiện Bản mô tả và ảnh hình thái của phẩu diện đó như ở Hình 02. Từ bảng mô tả và ảnh hình thái phẩu diện, người sử dụng có thể tra cứu đặc điểm thổ nhưỡng của phẩu diện đó qua đó nhận biết được đặc điểm thổ nhưỡng của vùng đất bao quanh vị trí phẩu diện đó. - Tra cứu đặc điểm thổ nhưỡng và giá trị sử dụng của mỗi loại đất: Khi chọn chức năng tính chất thổ nhưỡng của loại đất thì Ứng dụng sẽ truy vấn dữ liệu và xuất đặc điểm thổ nhưỡng của loại đất cần tra cứu ra màn hình như Hình 03. /uploads/news/2016_05/image008.jpg Hình 03: Tra cứu đặc điểm thổ nhưỡng và giá trị sử dụng của mỗi loại đất - Tra cứu một số tính chất lý, hóa của các loại đất: Khi chọn chức năng tổng hợp tính chất các đất thì Ứng dụng sẽ truy xuất bảng tổng hợp một số tính chất lý, hóa của các loại đất trên địa bàn tỉnh và xuất ra màn hình như ở Hình 04. /uploads/news/2016_05/image010.jpg Hình 04: Tra cứu một số tính chất lý, hóa của các loại đất - Kết nối Google và quan sát cảnh quan đất đai trên ảnh vệ tinh: Bản đồ ranh giới tỉnh Bình Phước và bản đồ phân bố phẩu diện được xuất lên Google Earth với định dạng .KML. Khi chọn chức năng kết nối Google Earth thì Ứng dụng sẽ tự động kết nối và xuất những file này lên Google Earth như Hình 05. /uploads/news/2016_05/image013.gif Hình 05: Kết nối Google và quan sát cảnh quan đất đai trên ảnh vệ tinh - Tổng hợp diện tích mỗi loại đất theo huyện: Khi chọn chức năng Tổng hợp thổ nhưỡng theo huyện thì, Ứng dụng sẽ truy vấn: Tổng diện tích tự nhiên, tỷ lệ diện tích tự nhiên của mỗi huyện. Diện tích mỗi loại đất có trong mỗi huyện và xuất kết quả tổng hợp lên màn hình như ở Hình 06. /uploads/news/2016_05/image015.jpg Hình 06: Tổng hợp diện tích mỗi loại đất theo huyện - Vẽ biểu đồ phân bố diện tích mỗi loại đất theo huyện: Để thấy trực quan hơn phân bố mỗi loại đất theo huyện, thì chọn huyện cần xem, Ứng dụng sẽ vẽ biểu đồ phân bố diện tích các loại đất có trong huyện đó như ở Hình 07. /uploads/news/2016_05/image017.jpg Hình 07: Vẽ biểu đồ phân bố diện tích mỗi loại đất theo huyện Như vậy, Ứng dụng đã: nhúng được công cụ của MapBasic; tự động truy xuất bản đồ thổ nhưỡng; tra cứu, truy xuất, tổng hợp đặc điểm thổ nhưỡng tỉnh Bình Phước; quan sát cảnh quan khu vực tra cứu thổ nhưỡng trên ảnh vệ tỉnh của Google Earth. Hy vọng sẽ nhận được sử góp ý của các nhà quản lý, đồng nghiệp để tiếp tục phát triển thêm chức năng, sát với yêu cầu từ thực tiễn quản lý, sử dụng tài nguyên đất của tỉnh.
Tác giả: TS Trần Quốc Hoàn - PGĐ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng