Tín chỉ cacbon và việc xây dựng thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam
Thanh Thuỷ
2024-03-04T03:18:43-05:00
2024-03-04T03:18:43-05:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Tin-tuc-hoat-dong/Ti-n-chi-cacbon-va-vie-c-xay-du-ng-thi-truo-ng-ti-n-chi-carbon-o-Vie-t-Nam-454.html
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2024_03/bgm.jpg
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Thứ hai - 04/03/2024 03:18
Tín chỉ carbon rừng được tạo ra từ các hoạt động dự án giảm phát thải khí nhà kính (CO2) như giảm mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng, tái tạo thảm thực vật và hoạt động tăng cường quản lý rừng. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ carbon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính.
Tại Việt Nam, thị trường carbon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương.Từ tháng 10.2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Ngân hàng thế giới (WB) đã ký kết, thỏa thuận thí điểm chuyển nhượng lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn CO2 (quy đổi lượng khí phát thải nhà kính) của rừng thuộc vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) với đơn giá 5 USD/tấn CO2. Từ thỏa thuận này, năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ các-bon rừng và thu về 51,5 triệu USD (tương đương 1.250 tỷ đồng). Đầu tháng 8/2023, Ngân hàng Thế giới đã thanh toán tiền thỏa thuận chi trả phát thải nhà kính (ERPA) đợt 1 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 41,2 triệu USD (tương đương 997 tỷ đồng), đạt 80% kết quả giảm phát thải theo ERPA đã ký. Số tiền còn lại 10,3 triệu USD tương đương 249 tỷ đồng sẽ thanh toán sau khi hoàn thành việc chuyển giao 10,3 triệu tấn CO2. Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền thanh toán đợt 1 từ Ngân hàng Thế giới và giải ngân toàn bộ để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Trong số 6 tỉnh này, Nghệ An là tỉnh được giải ngân hơn 282 tỷ đồng, tiếp đến là Quảng Bình với hơn 235 tỷ đồng, Thanh Hóa 162 tỷ đồng, Hà Tĩnh 122 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 107 tỷ đồng và Quảng Trị hơn 51 tỷ đồng. Theo kế hoạch, nguồn tiền trên sẽ chi trả cho các chủ rừng, UBND cấp xã và tổ chức... được giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên. Ngoài ra, một phần tiền chi cho các nhóm khác có hoạt động liên quan đến phát triển và giảm mất rừng, suy thoái rừng, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng. Ngoài 6 tỉnh Bắc Trung bộ, hiện các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Tuyên Quang... cũng đang giai đoạn thí điểm bán tín chỉ carbon ra thị trường thế giới, hứa hẹn một nguồn thu lớn, bền vững. Việc bán ra tín chỉ carbon và thu về hàng trăm triệu đô la mỗi năm. Những con số này hứa hẹn là một nguồn tài chính rất có ý nghĩa đối với hoạt động giảm phát thải từ mất rừng, suy thoái rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng và sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng. Đây là tín hiệu vui còn là niềm khích lệ, động lực cho nhiều địa phương trong đó có Bình Phước trong việc bảo vệ, phát triển rừng và hướng đến bán tín chỉ carbon. Hiện tại đã có một số chính sách về carbon như Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Thông tư 01/2022/TT-BTNMT là những văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp hoạt động tổ chức và phát triển thị trường carbon. Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Theo đó, giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon.Giai đoạn từ năm 2028 sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức trong năm 2028; quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới. Với diện tích rừng hiện có, khi sàn giao dịch tín chỉ carbon đi vào hoạt động, việc bán tín chỉ carbon của Bình Phước sẽ được triển khai và tạo nguồn thu mới cho ngành lâm nghiệp và người dân làm công tác quản lý bảo vệ rừng.Tại Việt Nam, thị trường carbon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương.Từ tháng 10.2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Ngân hàng thế giới (WB) đã ký kết, thỏa thuận thí điểm chuyển nhượng lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn CO2 (quy đổi lượng khí phát thải nhà kính) của rừng thuộc vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) với đơn giá 5 USD/tấn CO2. Từ thỏa thuận này, năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ các-bon rừng và thu về 51,5 triệu USD (tương đương 1.250 tỷ đồng). Đầu tháng 8/2023, Ngân hàng Thế giới đã thanh toán tiền thỏa thuận chi trả phát thải nhà kính (ERPA) đợt 1 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 41,2 triệu USD (tương đương 997 tỷ đồng), đạt 80% kết quả giảm phát thải theo ERPA đã ký. Số tiền còn lại 10,3 triệu USD tương đương 249 tỷ đồng sẽ thanh toán sau khi hoàn thành việc chuyển giao 10,3 triệu tấn CO2.Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền thanh toán đợt 1 từ Ngân hàng Thế giới và giải ngân toàn bộ để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Trong số 6 tỉnh này, Nghệ An là tỉnh được giải ngân hơn 282 tỷ đồng, tiếp đến là Quảng Bình với hơn 235 tỷ đồng, Thanh Hóa 162 tỷ đồng, Hà Tĩnh 122 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 107 tỷ đồng và Quảng Trị hơn 51 tỷ đồng. Theo kế hoạch, nguồn tiền trên sẽ chi trả cho các chủ rừng, UBND cấp xã và tổ chức... được giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên. Ngoài ra, một phần tiền chi cho các nhóm khác có hoạt động liên quan đến phát triển và giảm mất rừng, suy thoái rừng, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng. Ngoài 6 tỉnh Bắc Trung bộ, hiện các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Tuyên Quang... cũng đang giai đoạn thí điểm bán tín chỉ carbon ra thị trường thế giới, hứa hẹn một nguồn thu lớn, bền vững. Việc bán ra tín chỉ carbon và thu về hàng trăm triệu đô la mỗi năm. Những con số này hứa hẹn là một nguồn tài chính rất có ý nghĩa đối với hoạt động giảm phát thải từ mất rừng, suy thoái rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng và sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng. Đây là tín hiệu vui còn là niềm khích lệ, động lực cho nhiều địa phương trong đó có Bình Phước trong việc bảo vệ, phát triển rừng và hướng đến bán tín chỉ carbon. Hiện tại đã có một số chính sách về carbon như Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Thông tư 01/2022/TT-BTNMT là những văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp hoạt động tổ chức và phát triển thị trường carbon. Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Theo đó, giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon.Giai đoạn từ năm 2028 sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức trong năm 2028; quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới. Với diện tích rừng hiện có, khi sàn giao dịch tín chỉ carbon đi vào hoạt động, việc bán tín chỉ carbon của Bình Phước sẽ được triển khai và tạo nguồn thu mới cho ngành lâm nghiệp và người dân làm công tác quản lý bảo vệ rừng.Nguồn https://tapchitaichinh.vn/ https://tapchitaichinh.vn/ https: //moitruong.net.vn/