Bình Phước sẽ có phần mềm quản lý, giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng

Chủ nhật - 09/08/2015 21:02
BP - Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) nhằm thực hiện tốt xã hội hóa nghề rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn và hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đảm bảo nguồn nước cho thủy điện và các hoạt động kinh doanh du lịch. Bình Phước là một trong 3 tỉnh thực hiện sớm việc chi trả DVMTR, sau hai tỉnh được Trung ương chọn thí điểm là Sơn La và Lâm Đồng. Việc chỉ trả DVMTR là chính sách mới, sâu rộng trong lĩnh vực lâm nghiệp và được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh.
http://baobinhphuoc.com.vn/Content/UploadFiles//EditorFiles/images/2015/Quy3/baoinso224793.jpgCông ty Thủy điện Thác Mơ là một trong những đơn vị nộp phí DVMTR nhiều nhất trên địa bàn tỉnh - Ảnh: T.Phương Để quản lý, giám sát và thực hiện tốt việc chi trả DVMTR của tỉnh trong thời gian tới, ngày 4-8, Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh đã họp tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu “Thiết lập cơ sở dữ liệu và tự động hóa trong chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước”. Có hai đề cương được chọn thuyết minh trong buổi tuyển chọn: Của tiến sĩ Trần Quốc Hoàn làm chủ nhiệm và của Trung tâm Khí tượng thủy văn Bình Phước do kỹ sư Nguyễn Hải Sơn làm chủ nhiệm. ĐỀ TÀI PHẢI PHÙ HỢP VỚI THỰC TẾ Tại cuộc họp, hai bản thuyết minh đã nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học, nhà phản biện về việc điều chỉnh bố cục, một số khái niệm về rừng để phù hợp với thực tế của tỉnh và phần mềm chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiến sĩ Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu rừng và đất ngập nước (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng: Bản thuyết minh của tiến sĩ Trần Quốc Hoàn, phần mềm có tính độc lập cao nên cần điều chỉnh để kết nối được với phần mềm chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sắp sử dụng. Thế mạnh của phần mềm là am hiểu về ngành lâm nghiệp, thực trạng rừng của tỉnh, thu thập dữ liệu phù hợp với tình hình thực tế nên khi đưa vào sử dụng sẽ phát huy hiệu quả. Bản thuyết trình của Trung tâm Khí tượng thủy văn, về mặt kỹ thuật có nhiều ưu điểm nhưng phần mềm chưa hướng đến thực trạng ngành lâm nghiệp cũng như tình hình quản lý rừng hiện tại của tỉnh. “Với nhu cầu cấp thiết về việc quản lý và bảo vệ rừng cũng như việc chi trả DVMTR ở Bình Phước, tôi thấy cần thực hiện dự án này. Nhưng để sát với tình hình thực tế của tỉnh, tên đề tài nên thay đổi thành “Nghiên cứu thiết lập cơ sở dữ liệu và kết nối, giám sát, đánh giá việc thực hiện chi trả DVMTR” - tiến sĩ Nguyễn Chí Thành cho biết thêm. Qua phân tích, đánh giá lấy ý kiến các thành viên hội đồng, nhà khoa học, bản thuyết minh của tiến sĩ Trần Quốc Hoàn được đánh giá cao hơn, đạt 76,22 điểm và được chọn để thực hiện. 13 ĐƠN VỊ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Việc thực hiện chính sách “chi trả DVMTR” được triển khai thực hiện ở Việt Nam từ năm 2009. Hiện có 34 tỉnh, thành thực hiện với số tiền chi trả DVMTR thu được từ 1.200 đến 1.300 tỷ đồng. Tổng diện tích rừng được bảo vệ bằng chính sách này là 5.632.579 ha và khoảng gần 200 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được chi trả tiền DVMTR. Bình Phước sau khi quy hoạch phân 3 loại rừng thì diện tích rừng 58.339 ha, gồm rừng đặc dụng 50,9%, rừng phòng hộ 0,7% và rừng sản xuất 48,4%. Năm 2013, UBND tỉnh đã quyết định đơn giá chi trả DVMTR bình quân trên toàn tỉnh là 180 ngàn đồng/ha/năm. Hiện nay là 200 ngàn đồng/ha/năm. Tiến sĩ Nguyễn Chí Thành cho rằng, nhu cầu giám sát và bảo vệ rừng ngày càng cao, Bình Phước là tỉnh có diện tích rừng lớn nên số tiền chi trả bảo vệ rừng cũng cần tăng trong thời gian tới. Theo số liệu của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh, hiện có 7 công ty thủy điện và 6 công ty nước sạch đã chi trả DVMTR cho tỉnh. Năm 2014, Quỹ BV&PTR tỉnh thu phí DVMTR các công ty thủy điện được 45,8 tỷ đồng, trong đó có 45,2 tỷ đồng (98,6%) do Quỹ BV&PTR Việt Nam chuyển đến và 0,6 tỷ đồng do quỹ của tỉnh thu; của các công ty nước sạch 10,9 tỷ đồng, trong đó 10,5 tỷ đồng (96,3%) do Quỹ BV&PTR Việt Nam chuyển đến và 0,4 tỷ đồng (3,7%) quỹ của tỉnh thu. Ông Nguyễn Văn Tới, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Theo quy định, 5 năm sẽ làm kiểm kê rừng một lần. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình kế hoạch kiểm kê rừng lên UBND tỉnh. Nếu được duyệt sẽ thực hiện trong năm 2016 và hoàn thành năm 2017. Kết quả kiểm kê rừng sẽ là dữ liệu để quản lý rừng và giám sát, đánh giá việc chi trả DVMTR theo phần mềm chung của cả nước và tỉnh thời gian tới.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây