Xây dựng bản đồ chi trả dich vụ môi trường rừng trong tỉnh Bình Phước
Tiên Phong-Trung Mỹ
2018-06-03T23:39:11-04:00
2018-06-03T23:39:11-04:00
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/Tin-tuc-hoat-dong/Xay-dung-ban-do-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-trong-tinh-Binh-Phuoc-366.html
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2018_06/34441202_1718387441608940_5066612008141455360_nbbbbbbb.jpg
QUỸ BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://qptr.binhphuoc.gov.vn/uploads/banners/banner_qtbvr.png
Chủ nhật - 03/06/2018 23:34
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một trong mười thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010 – 2020 đồng thời là một trong những kết quả nổi bật của 5 năm thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020, đã huy động được sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức, các nhân có liên quan. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, là bước đột phá của ngành Lâm nghiệp trong việc huy động nguồn lực xã hội phục vụ cho kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân làm nghề rừng.
Ngày 25/5, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Giám đốc Quỹ BV&PTR Việt Nam Nguyễn Bá Ngãi chủ trì Hội nghị triển khai xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hội nghị nhằm giới thiệu và thực hành trải nghiệm trực tiếp cho các Quỹ địa phương cách thức xây dựng bản đồ chi trả DVMTR đồng thời thảo luận thêm về những vướng mắc để tiếp tục hoàn thiện cuốn sổ tay trước khi được ban hành chính thức.Nội dung của sổ tay bao gồm: Quy định chung về bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Phương pháp xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đồng bộ hóa dữ liệu kiểm kê rừng và diễn biến rừng với bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Một số hướng dẫn bổ sung.Thông tư 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 về hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả DVMTR của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài việc hướng dẫn cách xác định diện tích rừng, các xác định tiền chi trả, Thông tư này còn quy định về sử dụng dữ liệu đầu vào để thực hiện. Theo đó, cơ sở quan trọng nhất là hiện trạng rừng theo kết quả của dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016” và kết quả theo dõi cập nhật diễn biến rừng hàng năm.Nhằm cụ thể hóa các hướng dẫn của Thông tư 22, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam phối hợp với Viện Sinh thái rừng và Môi trường thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn Sổ tay Hướng dẫn Xây dựng bản đồ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Cuốn sách này là cẩm nang quan trọng giới thiệu các kỹ thuật cần thiết để xác định được diện tích rừng trong lưu vực và tổng hợp danh sách chi trả từ khâu chuẩn bị dữ liệu đến biên tập thành quả cuối cùng. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để tạo ra sự thống nhất kỹ thuật trong chi trả DVMTR trong cả nước thay vì mỗi địa phương làm một kiểu như hiện nay.Trong cuốn sổ tay cũng nói rõ cơ chế phối hợp giữa chi cục kiểm lâm với quỹ bảo vệ và phát triển rừng: sau khi có bản đồ diễn biến rừng thì chi cục kiểm lâm bàn giao lại cho quỹ để quỹ tiến hành xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng.Cuốn sổ tay được biên tập và xây dựng với việc ứng dụng bộ công cụ v5PFES do Viện Sinh thái rừng và Môi trường – Đại học Lâm nghiệp xây dựng và phát triển năm 2018 với các chức năng chính:+ Tự động chuyển đổi dữ liệu từ định dạng của Kiểm kê rừng và Diễn biến rừng sang định dạng chuẩn phục vụ Chi trả dịch vụ môi trường rừng.+ Tự động xác định vùng chi trả, xác định đối tượng chi trả, xác định vùng khó khăn, cập nhật hệ số K, tính toán diện tích chi trả và lượng tiền chi trả cho từng lô rừng và từng chủ rừng có cung ứng dịch vụ.+ Tự động triết xuất các mẫu biểu 12 (chủ rừng nhóm 1) và mẫu biểu 13 (chủ rừng nhóm 2) theo yêu cầu của Thông tư 22/TT-BNN/2017.+ Tự động tô màu theo các quy chuẩn Kiểm kê rừng, Diễn biến rừng và Chi trả dịch vụ môi trường rừng cho lớp bản đồ hiện trạng chi trả.+ Hỗ trợ xây dựng các loại bản đồ (bản đồ thành quả, bình đồ ảnh vệ tinh) chi trả tiền dịch vụ môi trường cho UBND xã (chủ rừng nhóm 1) và chủ rừng là tổ chức (chủ rừng nhóm 2).+ Hỗ trợ quản lý và truy xuất thông tin đến từng chủ rừng, từng lô rừng được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng. /uploads/news/2018_06/34366856_1442577179180600_7680809273793708032_n.jpgẢnh lưu niệm kết thúc hội nghịSau khi quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam triển khai phần mềm v5PFES thì quỹ bảo vệ và phát triển rừng Bình Phước đã tiếp nhận và tích hợp với đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu thiết lập cơ sở dữ liệu để kết nối và giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng Tỉnh Bình Phước của TS. Trần Quốc Hoàn – PGĐ Quỹ.Như vậy chỉ cần chi cục kiểm lâm bàn giao số liệu diễn biến rừng năm 2017 cho quỹ bảo vệ phát triển rừng thì quỹ sẽ xây dựng được bản đồ chi trả dịch vụ môi trường một cách khoa học và đáp ứng được mọi yêu cầu của thông tư 22 hướng dẫn.Bản đồ chi trả DVMTR và thông tin dữ liệu kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng hàng năm sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu về ngành lâm nghiệp nói chung và DVMTR nói riêng.
Tác giả: Tiên Phong-Trung Mỹ