Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Luật Lâm nghiệp

Theo đó, từ khi triển khai Nghị định 156/2018/NĐ-CP đã tạo chuyển biến quan trọng trong phát triển lâm nghiệp, đóng góp tích cực vào việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng trung du và miền núi.
Ảnh minh họa
    Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện, một số quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP đã bộc lộ những bất cập, hạn chế và được thể hiện một số nội dung sau đây: Thứ nhất, trình tự thủ tục chuyển đổi mục đích rừng sang mục đích khác chưa rõ ràng, cụ thể tại Điều 41, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP đã quy định về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện, cần phải quy định chi tiết về tiêu chí, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên đối với xác định các dự án dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác để đảm bảo quy định của Luật Lâm nghiệp được thực hiện thống nhất trong toàn quốc; Thứ hai, chưa quy định cụ thể về thị trường và chính sách chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện; Thứ ba, chưa có quy định về thanh lý rừng trồng do đó đã có nhiều địa phương kiến nghị hướng dẫn về trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng …
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP để quy định cụ thể tiêu chí, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác; nội dung khác liên quan dịch vụ môi trường rừng như đề xuất cơ sở pháp lý triển khai đối với loại dịch vụ môi trường rừng mới (chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon) và một số nội dung khác liên quan, nhằm bảo đảm tính phù hợp với tình hình thực tiễn.Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Góp phần hoàn thiện, bổ sung những quy định mới phù hợp với pháp luật, thực tiễn của Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Tác giả bài viết: Thanh Thuỷ