Áp dụng hệ số K trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Hệ số K được xác định cho từng lô rừng, làm cơ sở để tính toán mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Áp dụng hệ số K trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Tại điểm c khoản 2 Mục II Phụ lục VII kèm theo Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp có nội dung: “ UBND tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương quy định, hướng dẫn áp dụng các các hệ số K thành phần trên địa bàn tỉnh”.
Theo đó, thực hiện Thông báo số 270/TB-UBND ngày 12/9/2019 của UBND tỉnh tại cuộc họp Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, hiện nay Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã tham mưu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xem xét việc áp dụng các hệ số K để tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Hệ số K tích hợp
Hệ số K tích hợp để tính toán mức chi trả DVMTR cho bên cung ứng DVMTR được tính theo công thức:
K = K­x  K­x  K­x  K4
Trong đó: K­1, 2, 3 và K4 là các hệ số K thành phần để điều chỉnh cho mức chi trả DVMTR lần lượt theo trữ lượng, mục đích sử dụng, nguồn gốc hình thành và mức độ khó khăn.
2. Các hệ số K thành phần
- Hệ số K­1: Điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo trữ lượng rừng, gồm: rừng rất giàu và rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo. Hệ số K­1 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng rất giàu và rừng giàu; 0,95 đối với rừng trung bình; 0,90 đối với rừng nghèo.
- Hệ số K­2: Điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo mục đích sử dụng rừng, gồm: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hệ số K­2 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng đặc dụng; 0,95 đối với rừng phòng hộ; 0,90 đối với rừng sản xuất.
- Hệ số K­3: Điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Hệ số K3 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng tự nhiên; 0,90 đối với rừng trồng.
- Hệ số K4: Điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo mức độ khó khăn được quy định đối với diện tích cung ứng DVMTR nằm trên địa bàn các xã khu vực I, II, III theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hệ số K4 có giá trị bằng: 1,00 đối với xã thuộc khu vực III; 0,95 đối với xã thuộc khu vực II; 0,90 đối với xã thuộc khu vực I.
Trong thời gian tới, sau khi UBND tỉnh ban hành quyết định, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng sẽ hướng dẫn các bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng thực hiện việc việc áp dụng các hệ số K để tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh cho phù hợp.Tại điểm c khoản 2 Mục II Phụ lục VII kèm theo Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp có nội dung: “ UBND tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương quy định, hướng dẫn áp dụng các các hệ số K thành phần trên địa bàn tỉnh”.
Theo đó, thực hiện Thông báo số 270/TB-UBND ngày 12/9/2019 của UBND tỉnh tại cuộc họp Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, hiện nay Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã tham mưu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xem xét việc áp dụng các hệ số K để tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Hệ số K tích hợp
Hệ số K tích hợp để tính toán mức chi trả DVMTR cho bên cung ứng DVMTR được tính theo công thức:
K = K­x  K­x  K­x  K4
Trong đó: K­1, 2, 3 và K4 là các hệ số K thành phần để điều chỉnh cho mức chi trả DVMTR lần lượt theo trữ lượng, mục đích sử dụng, nguồn gốc hình thành và mức độ khó khăn.
2. Các hệ số K thành phần
- Hệ số K­1: Điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo trữ lượng rừng, gồm: rừng rất giàu và rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo. Hệ số K­1 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng rất giàu và rừng giàu; 0,95 đối với rừng trung bình; 0,90 đối với rừng nghèo.
- Hệ số K­2: Điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo mục đích sử dụng rừng, gồm: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hệ số K­2 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng đặc dụng; 0,95 đối với rừng phòng hộ; 0,90 đối với rừng sản xuất.
- Hệ số K­3: Điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Hệ số K3 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng tự nhiên; 0,90 đối với rừng trồng.
- Hệ số K4: Điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo mức độ khó khăn được quy định đối với diện tích cung ứng DVMTR nằm trên địa bàn các xã khu vực I, II, III theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hệ số K4 có giá trị bằng: 1,00 đối với xã thuộc khu vực III; 0,95 đối với xã thuộc khu vực II; 0,90 đối với xã thuộc khu vực I.
Trong thời gian tới, sau khi UBND tỉnh ban hành quyết định, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng sẽ hướng dẫn các bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng thực hiện việc việc áp dụng các hệ số K để tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh cho phù hợp.

Tác giả bài viết: Văn Lực