Triển khai các biện pháp ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng

Nhằm tăng cường ngăn chặn các điểm nóng phá rừng, cháy rừng, vừa qua Bộ trưởng Bộ NN và PTNT có Chỉ thị số 557/CT-BNN-TCLN tăng cường ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng.
Theo Chỉ thị, thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo quyết liệt; các Bộ, ngành, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Diện tích rừng cả nước liên tục tăng, vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm đáng kể cả về số vụ và diện tích rừng bị thiệt hại, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng ổn định, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và giữ vững an ninh, quốc phòng. Mặc dù vậy, tình trạng phá rừng trái pháp luật, cháy rừng còn xảy ra ở một số địa phương gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.
Để chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn, giải quyết căn bản các điểm nóng về cháy rừng, phá rừng trái pháp luật ngay từ đầu năm và nhất là trong mùa khô, các địa phương khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các giải pháp trọng tâm; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng trên địa bàn, kiên quyết thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích; xác định, truy quét các "đầu nậu", xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, nhất là người có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác lâm sản trái pháp luật.
Bên cạnh đó, cần sắp xếp, kiện toàn tổ chức các công ty lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là rừng tự nhiên; kiên quyết xóa bỏ các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng và khai thác lâm sản trái pháp luật; thực hiện có hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc gỗ, lâm sản hợp pháp.
Cũng theo Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 382/UBND-KT về tăng cường ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng. Trong đó, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp các đơn vị liên quan thanh - kiểm tra, rà soát những tụ điểm phá rừng trên địa bàn, kiên quyết thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là những dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên; kiên quyết xử lý các điểm nóng, tụ điểm về phá rừng, cháy rừng và khai thác lâm sản trái pháp luật; thực hiện có hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc gỗ, lâm sản hợp pháp...
Đồng thời, chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, chủ rừng trên UBND các huyện, thị xã có rừng tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ trong ngày, tuyệt đối không bỏ trống địa bàn, bố trí lực lượng canh phòng, cảnh giới kiểm soát chặt chẽ người ra vào ở những khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, không sử dụng các biện pháp xử lý thực bì bằng lửa trong suốt thời gian cao điểm về cháy rừng. UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị chủ rừng rà soát, cập nhật, bổ sung phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của đơn vị đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”; Tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ trong ngày, tuyệt đối không bỏ trống địa bàn, bố trí lực lượng canh phòng, cảnh giới ở những khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao...
Theo Chỉ thị, thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo quyết liệt; các Bộ, ngành, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Diện tích rừng cả nước liên tục tăng, vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm đáng kể cả về số vụ và diện tích rừng bị thiệt hại, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng ổn định, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và giữ vững an ninh, quốc phòng. Mặc dù vậy, tình trạng phá rừng trái pháp luật, cháy rừng còn xảy ra ở một số địa phương gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.
Để chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn, giải quyết căn bản các điểm nóng về cháy rừng, phá rừng trái pháp luật ngay từ đầu năm và nhất là trong mùa khô, các địa phương khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các giải pháp trọng tâm; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng trên địa bàn, kiên quyết thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích; xác định, truy quét các "đầu nậu", xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, nhất là người có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác lâm sản trái pháp luật.
Bên cạnh đó, cần sắp xếp, kiện toàn tổ chức các công ty lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là rừng tự nhiên; kiên quyết xóa bỏ các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng và khai thác lâm sản trái pháp luật; thực hiện có hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc gỗ, lâm sản hợp pháp.
Cũng theo Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 382/UBND-KT về tăng cường ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng. Trong đó, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp các đơn vị liên quan thanh - kiểm tra, rà soát những tụ điểm phá rừng trên địa bàn, kiên quyết thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là những dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên; kiên quyết xử lý các điểm nóng, tụ điểm về phá rừng, cháy rừng và khai thác lâm sản trái pháp luật; thực hiện có hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc gỗ, lâm sản hợp pháp...
Đồng thời, chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, chủ rừng trên UBND các huyện, thị xã có rừng tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ trong ngày, tuyệt đối không bỏ trống địa bàn, bố trí lực lượng canh phòng, cảnh giới kiểm soát chặt chẽ người ra vào ở những khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, không sử dụng các biện pháp xử lý thực bì bằng lửa trong suốt thời gian cao điểm về cháy rừng. UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị chủ rừng rà soát, cập nhật, bổ sung phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của đơn vị đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”; Tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ trong ngày, tuyệt đối không bỏ trống địa bàn, bố trí lực lượng canh phòng, cảnh giới ở những khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao...

Tác giả bài viết: Thanh Thủy