00:53 EDT Thứ năm, 25/04/2024

Phân định lưu vực phục vụ cho chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước

Tài nguyên thiên nhiên đã và đang được các ngành, lĩnh vực khai thác, sử dụng để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội ở những mức độ khác nhau. Trong một phạm vi lãnh thổ nhất định thì những nguồn tài nguyên thiên nhiên này là một hệ thống, có tính thống nhất, có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Phạm vi lãnh thổ này người ta gọi là lưu vực.

Phát triển phần mềm lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước

Hàng năm Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng phải lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo: Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ; Quyết định số 2284/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTPT ngày 23/11/2011, Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/05/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính, Thông tư Liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính, Quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 22/10/2013 của UBND tỉnh Bình Phước. Việc lập kế hoạch chi trả DVMTR cũng là một bài toán khá phức tạp trong thực tế vì kế hoạch này được xây dựng trên nhiều thông số về kỹ thuật, kinh tế và thời gian.

Xây dựng bản đồ độ cao, độ dốc cho phát triển cơ sở dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước

Thực hiện Quyết định số 3746/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15/9/2015 thì hàng năm quỹ bảo vệ và phát triển rừng của các tỉnh phải xây dựng kế hoạch thu thập, cập nhật dữ liêu chi trả dịch vụ môi trường rừng. Dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng có nhiều thông tin, trong đó có những thông tin về địa hình, như độ cao, độ dốc. Nhưng trên phạm vi một tỉnh, nếu sử dụng các phương pháp kỹ thuật truyền thống để xây dựng các lớp bản đồ độ cao, độ dốc thì không những tốn kém về kinh phí, thời gian mà độ chính xác cũng không cao, thiếu tính đồng bộ. Để khắc phục những hạn chế này góp phần thiết thực cho việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Bình Phước được hiệu quả; đồng thời tương thích với hệ thống cơ sỡ dữ liệu của Tổng cục Lâm nghiệp cũng như hệ thống thôn tin ngành lâm nghiệp (FOMIS) thì việc xây dựng các lớp bản đồ địa hình, đặc biêt là lớp bản đồ độ cao và lớp bản đồ độ dốc từ lớp bản đồ mô hình số hóa độ cao (DEM) bằng những công nghệ phân tích không gian chuyên dụng trong hệ thống thông tin địa lý là hết sức cần thiết.

Công cụ cập nhật, quan sát hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh Bình Phước

Hiện trạng sử dụng đất luôn lâm nghiện luôn có sự thay đổi, đặc biệt là hiện trạng rừng. Bản đồ hiện trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của tỉnh phải được cập nhật thường xuyên, có tính hệ thống, kịp thời, khách quan, công khai rộng rãi để đáp ứng được nhu quản lý cũng như tổ chức sản xuất trong thực tế. Để thực hiện được nội dung này trên phạm vi một tỉnh thường gặp những khó khăn nhất định về kỹ thuật, về công nghệ, về thời gian, về kinh phí. Sẽ rất thuận lợi nếu: (1) Có công cụ tích hợp với Mapinfo để khoanh vùng hiện trạng sử dụng đất từ số liệu tọa độ thu thập ngoài thực địa; đồng thời cập nhật lên bản đồ hiện trạng quản lý, sử dụng đất của tỉnh. Công cụ này không những có chức này mà còn phải dễ sử dụng. (2) Quan sát được vùng đất được khoanh trên Google Earth một cách trực quan.

Cấu trúc phần mềm Tự động hóa chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước.

Phát triển phần mềm tự động hóa chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước

Nhìn chung việc chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) ở tỉnh Bình Phước đã thực hiện được nhiều nội dung. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của việc chi trả DVMTR.


Các tin khác

  Trang trước  1 2 3 ... 20 21 22 23 24  Trang sau
 

Phóng sự

Thông báo giao ban

Truy cập nhiều

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website từ nguồn nào?

Người khác giới thiệu.

Báo đài

Tìm kiếm

Khác

Cảnh báo cháy rừng

....