05:26 EDT Thứ ba, 16/04/2024

Dự thảo sửa đổi một số nội dung Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thứ tư - 08/06/2016 03:12
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) chính thức được áp dụng trên toàn quốc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010. Sau hơn 5 năm thực hiện chính sách này bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, do đây là chính sách mới, lần đầu áp dụng tại Việt Nam nên cần được sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Tại Lâm phần cung ứng DVMTR tại NLT Tân Lập – Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước

Tại Lâm phần cung ứng DVMTR tại NLT Tân Lập – Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước

     Để giải quyết được vấn đề nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP. Theo đó, một trong những nội dung sửa đổi lần này là điều chỉnh mức chi trả tiền DVMTR đối với cơ sở sản xuất thủy điện từ 20 đồng/kwh lên 36 đồng/kwh và cơ sở sản xuất nước sạch từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3, nhằm bảo đảm tính khách quan, công bằng và dựa trên tỷ lệ giá điện, giá nước sạch tăng biến động tương ứng với giá bán lẻ điện bình quân từ năm 2008 đã tăng từ 890 đồng/kwh lên 1.622,05 đồng/kwh (tăng 1,8 lần), giá nước sạch bình quân đã tăng từ 7.072 đồng/1m3 lên 9.122 đồng/1m3 (tăng 1,3 lần). Mặt khác, mức tăng xem như không ảnh hưởng đáng kể đến chi phí của người sử dụng điện, nước.
     Việc điều chỉnh tăng mức chi trả tiền DVMTR tác động tích cực đến nguồn thu ủy thác tiền DVMTR của Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Phước. Theo đó, dự kiến nguồn thu ủy thác hàng năm tăng từ khoảng 16,8 tỷ đồng lên khoảng 28 tỷ đồng (tăng khoảng 1,7 lần), góp phần tạo thêm nguồn tài chính, thu nhập cho người làm nghề rừng, cải thiện sinh kế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống người làm nghề rừng cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng, huy động được nguồn nhân lực lớn thực hiện công tác tuần tra bảo vệ rừng một cách thường xuyên góp phần giữ ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh.
     Tại dự thảo lần này cũng quy định rõ: Đối với diện tích rừng có mức chi trả DVMTR vượt quá hai lần mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho bảo vệ rừng, cho phép Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh xem xét, điều tiết cho những diện tích cung ứng DVMTR có mức chi trả thấp hơn mức hỗ trợ bảo vệ rừng từ ngân sách  nhà nước.
     Đối với chủ rừng là tổ chức, tiền thu từ DVMTR được coi là nguồn thu của chủ rừng được quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật phù hợp đối với loại hình của tổ chức. Tổ chức chính trị - xã hội được nhà nước giao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật phải lập phương án sử dụng kinh phi quản lý bảo vệ rừng từ nguồn thu DVMTR trình UBND cấp huyện phê duyệt gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rửng cấp tỉnh tổng hợp trong kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng cửa tỉnh. Đồng thời, bãi bỏ Khoản 7 và điểm B Khoản 9 Điều 22.
     Những thay đổi này sẽ góp phần chuyển biến đáng kể đến kinh tế, xã hội và môi trường như: Tăng nguồn thu tiền DVMTR, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, giảm diện tích mất rừng, tăng độ che phủ rừng, nâng cao chất lượng rừng, cải thiện môi trường sinh thái. Tạo việc làm, tăng thu nhập và tạo động lực, khuyến khích chủ rừng, người dân tham gia bảo vệ rừng, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, làm chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tạo hành lang pháp lý, khẳng định quyền của các chủ rừng, quyền của bên có cung ứng DVMTR, họ xứng đáng phải được bên sử dụng chi trả tiền DVMTR theo thị trường cung ứng dịch vụ hàng hóa môi trường rừng.
     Hy vọng rằng, Nghị định sửa đổi, bổ sung này sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu, mong mỏi của các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn nhận giao khoán bảo vệ rừng giúp họ từng bước cải thiện cuộc sống, yên tâm, gắn bó với rừng./.

Tác giả bài viết: Trần Văn Lực

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Phóng sự

Thông báo giao ban

Truy cập nhiều

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì ở website ?

Văn bản

Tin tức

Thông báo

Tài liệu

Khác

Cảnh báo cháy rừng

....