Rừng quốc gia Cát Tiên – Khu dự trữ hệ thực vực phong phú

VQG Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ được các luồng hệ thực vật phong phú, đa dạng. Đặc trưng là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần các loài cây gỗ, ...

VQG Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ được các luồng hệ thực vật phong phú, đa dạng. Đặc trưng là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần các loài cây gỗ, chủ yếu thuộc các họ sao dầu (Dipterocarpaceae) và họ đậu (Fabaceae), đại diện cho các kiểu rừng, thảm thực vật, thành phần các loài thực vật miền Đông Nam Bộ.
                            
                            
                           

Danh lục thực vật tại VQG Cát Tiên hiện nay đã xác định được 1.610 loài thuộc 724 chi, 162 họ và phụ họ, 75 bộ thực vật bậc cao có mạch, với thành phần loài chiếm ưu thế thuộc họ sao dầu (Dipterocarpaceae), họ đậu (Fabaceae) và họ tử v(Lythraceae). Có thể kể tên một số loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ như: gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), gõ mật (Sindora siamensis), cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai nam (D. cochinchinensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus)...  

Hệ thực vật VQG Cát Tiên được chia thành 5 kiểu rừng chính






 - Rừng lá rộng thường xanh: ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ dầu như dầu rái, dầu lông, cẩm lai Bà Rịa, gỗ đỏ, giáng hương...












- Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô như bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), râm (Anogeissus acuminata)… 









- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: đây là kiểu rừng thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hóa học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. Thành phần cây gỗ thường gặp là vấp (Mesua sp.), bằng lăng (Lagerstoemia calyculata)… hai loài tre chủ yếu là lồ ô (Bambusa procera) và mum (Gigantochloa sp.). 


 


- Rừng tre nứa thuần loại: đây cũng là kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏ hoang hóa, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển.
 

Nguồn tin: VQG Cát Tiên