03:14 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Giữ Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Biên phòng - Có đến Vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước), chúng ta mới thấy được những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, những cụm gỗ quý như cẩm lai, gõ đỏ và các loại dược liệu quý. Thế nhưng, để giữ được những cánh rừng bao la đó là cả một "cuộc chiến" đầy cam go, phức tạp. Ông Vương Đức Hòa, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Bù Gia Mập cho biết, nếu không có sự hỗ trợ, phối hợp của các đơn vị BĐBP thì việc giữ rừng, giữ vườn của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Xây dựng đường tuần tra bảo vệ rừng

Xây dựng đường tuần tra phục vụ công tác bảo tồn tại vườn Quốc gia Cát Tiên

Hội nghị phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Trong 2 ngày 11/9/ và 12/9/2015, Tổng cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Vườn quốc gia Cát Tiên và Ban chỉ đạo nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Cát tiên.

Cứu hộ động vật hoang dã ở rừng Cát Tiên

Do nhu cầu và lợi ích cá nhân, con người ngày càng xâm hại nhiều hơn đến thế giới tự nhiên, đặc biệt là các loài động thực vật quý hiếm. Hậu quả là ngày càng có nhiều loài thú được ghi danh vào sách đỏ đã bị tuyệt chủng. Trước thực tế này, nhiều tổ chức, trung tâm cứu hộ động vật hoang dã đã ra đời nhằm bảo tồn sự sống cho các loài động vật nguy cấp.

Để VQG Cát Tiên trở thành di sản thế giới

Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên (bao gồm khu di tích khảo cổ Cát Tiên) là một trong4 đề cử nhằm chuẩn bị hồ sơ khoa học trình lên UNESCO để được công nhận là di sản thiên nhiên - văn hóa của thế giới.

Khám phá thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập là khu rừng chuyển tiếp từ Tây nguyên xuống vùng đồng bằng Đông nam bộ, với 2 kiểu rừng chính là rừng kín thường xanh và rừng nửa rụng lá trên đồi núi thấp có độ cao dưới 1000m so với mặt nước biển và có khu hệ động, thực vật phong phú với nhiều loài quý hiếm: Voi, hổ, báo hoa mai, báo gấm, bò tót, nai, Vượn đen má vàng, chà vá chân đen, hồng hoàng...vv và nhiều loài thực vật: Gõ đỏ, cẩm lai, dáng hương, kim giao....vv và hơn 70 loài lan rừng. Bên cạnh vẻ đẹp về cảnh quan, các loài động, thực vật phong phú, thì sự đa dạng về các nhóm dân tộc ở đây sẽ giúp du khách có một chuyến đi thú vị khi khám phá về thiên nhiên và con người ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.

Cho cuộc sống thêm xanh

Nằm giáp ranh với Vườn quốc gia Bù Gia Mập, cuộc sống của những người dân Xêtiêng luôn gắn bó với rừng. Họ hiểu và ý thức được trách nhiệm của việc gìn giữ “lá phổi xanh”. Vì thế, hàng chục năm qua, cộng đồng người bản địa ở xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) đã làm tốt việc nhận khoán, quản lý, bảo vệ rừng, góp phần tô điểm màu xanh cho cuộc sống.

Vườn quốc gia Cát Tiên: Hội thảo Bảo tồn loài Cu li khu vực miền Nam Việt Nam

Trong 2 ngày 01 – 02/8/2015, Vườn quốc gia Cát Tiên phối hợp với Monkey World (Vương quốc Anh), Trung tâm Cứu hộ linh trưởng đại học Pin Tung (Đài Loan) đã tổ chức hội thảo về bảo tồn loài cu li nhỏ trong khu vực miền Nam Việt Nam.

Bù Gia Mập bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa DTTS

BP - Bù Gia Mập có 22 thành phần dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 22% số dân toàn huyện. Đây cũng là địa phương có tỷ lệ dân nhập cư cao, đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau. Mỗi vùng miền, mỗi thành phần dân tộc lại có bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự đa dạng, phong phú cho sắc màu văn hóa miền sơn cước Bù Gia Mập. Tuy nhiên, do bị tác động bởi nhiều yếu tố đã khiến văn hóa truyền thống dân tộc bản địa dần bị mai một.

Văn hóa ẩm thực của người M’nông – Bù Gia Mập – Bình Phước

Văn hóa của một tộc người nói chung và văn hóa M’nông nói riêng không phải là cái gì đó quá bao la, rộng lớn hay khó nắm bắt. Đó là những nét riêng, độc đáo biểu hiện sinh động trong nội dung và hình thức của một số giá trị văn hóa tiêu biểu; Văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa nhà ở - kiến trúc, ngôn ngữ, lịch pháp, tín ngưỡng – tôn giáo, phong tục tập quán, đạo đức, văn học – nghệ thuật, y học dân gian,...

Nền văn hoá của các cộng đồng dân tộc - VQG Cát Tiên

Nền văn hoá của các cộng đồng dân tộc bản địa: ở VQG Cát Tiên có 2 cộng đồng dân tộc bản địa là Mạ và Stiêng với những nét sinh hoạt còn đậm tính truyền thống, một kho tàng văn hoá đặc trưng như: lễ hội đâm trâu, những truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại độc đáo, những nhạc cụ gắn liền với đời sống văn hoá và tâm linh như: bộ cồng chiêng, trống, khèn bầu, tù và, sáo trúc 3 lỗ gắn vào trái bầu khô…

Góp tiếng nói bảo vệ động vật hoang dã

Một lượng lớn các loài động vật hoang dã trên trái đất đột nhiên biến mất là vấn đề lớn, phức tạp mà mỗi quốc gia đang phải đối đầu.

Rừng quốc gia Cát Tiên – Khu dự trữ hệ thực vực phong phú

VQG Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ được các luồng hệ thực vật phong phú, đa dạng. Đặc trưng là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần các loài cây gỗ, ...

Thẩm định đề án sắp xếp, đổi mới Công ty TNHH MTV cao su Sông Bé

Ngày 28-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Trai chủ trì họp hội đồng thẩm định đề án sắp xếp, đổi mới Công ty TNHH MTV cao su Sông Bé.

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập: Người dân tự nguyện chuyển giao 01 cá thể vượn đen má vàng và 01 cá thể Chà vá chân đen quý hiếm

Ngày 04 và 05 tháng 08 năm 2015, Ban Quản Lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã tiếp nhận 01 cá thể Vượn đen má vàng và 01 cá thể Chà vá chân đen quý hiếm do người dân tự nguyện bàn giao.

Trồng rừng bán ngập, giải pháp tăng diện tích rừng

Bình Phước có khoảng 2.000 ha đất bán ngập, phân bố chủ yếu dọc theo lòng hồ thủy điện Cần Đơn và Thác Mơ. Diện tích này trước là rừng tự nhiên, khi xây dựng các công trình thủy điện, cây rừng bị chết do ngập nước, để lại hàng nghìn ha đất trống. Những năm qua diện tích đất này chưa được sử dụng, khai thác có hiệu quả.Từ năm 2012, Hạt kiểm Lâm Bù Đốp đã trồng 30 ha rừng bán ngập, bước đầu cho kết quả tốt, mở ra giải pháp tăng diện tích đất rừng ở Bình Phước.

Bắt đối tượng vào rừng săn bắn động vật hoang dã

Ngày 14-7, tại Tiểu khu 20, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Tổ kiểm lâm cơ động phối hợp với cộng đồng nhận khoán thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập đã mật phục, bắt gọn đối tượng Nguyễn Văn Hưng, sinh năm 1971, thường trú thôn 2 Bù Khơn, xã Đắk Ơ (Bù Gia Mập) về hành vi săn bắn động vật hoang dã trái phép.

Công tác giao khoán bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Công tác giao khoán bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã nâng cao nhận thức của người dân vùng đệm, tăng nguồn thu nhập cho người dân khi tham gia nhận khoán, hỗ trợ nhận lực cho lực lượng Kiểm lâm Vườn trong công tác BVR.

Chủ động, sáng tạo phòng chống cháy rừng ở Bù Đốp

Phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô là nhiệm vụ thường xuyên và cần thiết để bảo vệ tài nguyên rừng. Do vậy, những năm qua, hạt kiểm lâm Bù Đốp đã phát huy có hiệu quả công tác phòng chống cháy rừng trong việc tuần tra, kiểm soát những khu vực có nguy cơ cháy cao; đặc biệt, đơn vị đã chủ động cải tiến các phương tiện nhằm đảm bảo nhanh nhất và hiệu quả nhất khi có sự cố cháy rừng xảy ra. Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu mà rừng Bù Đốp luôn được đảm bảo an toàn.


Các tin khác

1 2  Trang sau
 

Phóng sự

Thông báo giao ban

Truy cập nhiều

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì ở website ?

Văn bản

Tin tức

Thông báo

Tài liệu

Khác

Cảnh báo cháy rừng

....